Thời gian thấm thoắt thoi đưa, chớp mắt đã qua Rằm tháng Chạp, chỉ còn chưa đầy nửa tháng nữa là sang năm mới Quý Mão. Chúng ta chuẩn bị đón Tết Nguyên đán với nhiều việc phải làm.
Mọi người cần dọn dẹp nhà cửa, lau chùi từ trong ra ngoài, giặt chăn màn… cắm hoa, treo đèn, trang hoàng nhà cửa để vui vẻ đón Tết.
Từ xa xưa, có rất nhiều phong tục và điều kiêng kỵ trong dịp Tết Nguyên đán.
Chuẩn bị đón năm mới, mọi người sẽ dọn dẹp, trang trí nhà cửa cho thật sạch đẹp
Người ta hy vọng rằng thông qua cách này, những điều xui xẻo sẽ bị xua đuổi và mong một năm mới suôn sẻ và thịnh vượng.
Người xưa dặn: 8 thứ cần phải vứt bỏ trước Tết Nguyên đán để xua đuổi sự cũ kỹ, xui xẻo, chuẩn bị đón năm mới nhiều may mắn. Đây không phải mê tín mà thực sự là kinh nghiệm vô cùng đúng đắn.
Khi bạn dọn dẹp phòng, nếu tìm thấy 5 thứ này cần phải vứt bỏ đi ngay nhé!
1. Đũa mốc
Một số đũa chúng ta dùng để ăn được làm bằng tre và một số được làm bằng gỗ, thường không dễ bị hư hại.
Trong thời gian dọn dẹp nhà cửa năm mới, hãy nhớ vứt bỏ đũa cũ mốc ở nhà
Nhưng sau một thời gian dài, do đũa hút nước tương đối tốt nên thường bị chuyển sang màu đen do bảo quản không đúng cách hoặc vệ sinh không sạch sẽ, dẫn đến vi khuẩn phát triển, nước đọng lại sinh ra nấm mốc aflatoxin, một chất gây ung thư, nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta.
Vì vậy, trong thời gian dọn dẹp nhà cửa năm mới, hãy nhớ vứt bỏ đũa cũ mốc ở nhà và mua đũa mới, với ý nghĩa: tăng tài lộc.
2. Bát đĩa sứt mẻ
Trong mắt thế hệ lớn tuổi ở nông thôn, bát ăn cơm dùng được lâu, dù có vết nứt, thậm chí có khe hở thì họ cũng ngại vứt đi. Nếu ăn bằng bát cơm như vậy, nếu không chú ý sẽ bị xước môi, bát nứt cũng dễ vỡ.
Nếu bát cơm bị vỡ cũng có nghĩa là “bát cơm không đảm bảo”, đồng nghĩa với thất nghiệp, hao tài, là điều không may mắn
Ngoài ra, theo người xưa, công việc, thu nhập, vị trí của chúng ta cũng được gọi là đồng tiền bát gạo, nếu bát cơm bị vỡ cũng có nghĩa là “bát cơm không đảm bảo”, đồng nghĩa với thất nghiệp, hao tài, là điều không may mắn.
Do đó, nếu trong quá trình vệ sinh phát hiện bát bị nứt thì nên vứt bỏ kịp thời.
3. Quần áo, giày dép cũ
Trong năm mới, mọi người chú ý mặc quần áo mới là để chào đón sự xuất hiện của năm mới. Mọi người hy vọng sẽ chào mừng năm mới với một diện mạo mới.
Mọi người hy vọng sẽ chào mừng năm mới với một diện mạo mới.
Nếu ở nhà có quần áo cũ, giày dép lâu ngày không mặc đến thì phải vứt bỏ trong đợt tổng vệ sinh.
Một mặt, nó chiếm diện tích trong nhà, mặt khác, thế hệ cũ thường chú ý: Để quần áo cũ ở nhà, Thần Tài sẽ qua cửa không vào.
Những người thường mặc quần áo và giày cũ thường là những người ăn xin, ngụ ý rằng ngày càng nghèo hơn.
4. Ấm đun nước đóng cặn
Hầu hết các hộ gia đình sử dụng ấm điện để đun nước. Trong quá trình tổng vệ sinh, nếu có ấm điện cũ, nhớ vứt đi.
Uống nước trong ấm có nhiều cặn lâu ngày sẽ sinh ra sỏi, ngộ độc
Vì trong ấm điện thải có cặn rất khó làm sạch. Các thành phần cặn có chứa kim loại nặng như chì và thủy ngân và canxi cacbonat.
Uống nước trong ấm có nhiều cặn lâu ngày sẽ sinh ra sỏi, ngộ độc, không chỉ gây nguy hiểm cho môi trường mà còn gây hại cho sức khỏe.
5. Bàn chải đánh răng cũ
Người hiện đại của chúng ta có rất nhiều vấn đề về răng miệng, bàn chải đánh răng là nguyên nhân chính. Bàn chải đánh răng đã sử dụng lâu ngày, khoảng cách giữa các sợi lông bàn chải ngày càng rộng ra, thậm chí bị cong vênh, hư hỏng.
Một mặt, bàn chải cũ đánh răng sẽ làm tổn thương nướu.
Một mặt, bàn chải cũ đánh răng sẽ làm tổn thương nướu. Mặt khác, chất bẩn trên răng rất dễ đọng lại ở chân răng, khó làm sạch và gây sâu răng.
Do đó, nên thay bàn chải đánh răng sau mỗi 3 tháng.
6. Gương, kính vỡ
Nhiều nơi trong nhà của chúng ta được làm bằng kính, bao gồm cửa sổ, bàn cà phê, cửa tủ, gương… Người già chú ý đến cửa sổ sáng sủa và sạch sẽ, để căn phòng trông rộng rãi và sáng sủa, tượng trưng cho cuộc sống thịnh vượng.
Nếu trong nhà có gương vỡ, điều đó cũng cho thấy sẽ có chuyện chẳng lành.
Nếu kính trên cửa sổ bị vỡ, nghĩa là trong nhà đã lâu không có người ở, là biểu hiện của sự sa sút trong gia đình. Việc kính bị vỡ cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống chiếu sáng của gia đình.
Nếu trong nhà có gương vỡ, điều đó cũng cho thấy sẽ có chuyện chẳng lành.
Vì vậy, khi năm mới đến, bạn phải kịp thời vứt bỏ những mảnh thủy tinh vỡ để giữ lấy may mắn.
7. Câu đối, tranh ảnh trang trí năm cũ
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, mọi người thường thích dán câu đối xuân, các ảnh linh vật, tranh ảnh màu đỏ mang ý nghĩa giải trừ tai ương, cầu phúc, cát tường. Những bức tranh Xuân càng làm cho không khí Tết thêm rộn ràng.
Mọi người thích dán các tranh ảnh trên kính, tường đón Tết nhưng năm mới cũng cần loại bỏ
Nhưng trải qua một năm phơi nắng gió, câu đối Xuân, tranh ảnh năm ngoái trên cửa cũng sẽ rụng đi, vì vậy người ta thường dán câu đối Xuân mới vào đêm Giao thừa, có ý nghĩa là vứt bỏ những điều không may mắn của năm trước và đón việc làm ăn phát đạt, may mắn cho năm mới.
8. Giẻ cũ
Nhà nào cũng có giẻ lau giúp lau dọn nhà cửa. Có cuộc khảo sát cho thấy có 19 loại vi trùng và virrus bao gồm khuẩn salmonella và nấm mốc trên giẻ lau. Vi khuẩn trên khăn rửa chén gấp 100 lần so với trong bồn cầu và tổng số vi khuẩn trên một chiếc giẻ đã được sử dụng trong vài ngày lên tới 500 tỷ.
Giẻ lau chứa nhiều vi khuẩn nên năm mới cũng cần phải vứt bỏ
Vì vậy, nên thay khăn lau bát 1-2 tuần một lần. Người xưa cũng rất chú trọng việc vứt bỏ khăn lau, giẻ lau cũ khi dọn dẹp đón Tết vì tiếp tục dùng khăn rửa bát cũ trong năm mới sẽ mang lại điều xui xẻo.
Trong văn hóa dân gian, Thần Tài cũng thích mang của cải và may mắn vào một căn phòng sạch sẽ, vì vậy mọi người có phong tục dọn dẹp trong dịp năm mới.
Kinh nghiệm mà người xưa để lại cũng hướng dẫn chúng ta đạt được những phước lành nhiều hơn.
Vì vậy, khi dọn dẹp cuối năm, ngoài 8 loại vật dụng kể trên cần vứt bỏ, những đồ cũ khác dùng lâu ngày như cây lau nhà, thớt gỗ, chổi lau chổi toilet, khăn mặt sờn rách… cũng cần phải thay thế kịp thời.
Điều này không chỉ là về phong thủy mà có lợi cho sức khỏe của chúng ta.