Theo người xưa, nếu gia đình chỉ thiếu đi 1 trong 3 tiếng động này thì sẽ luôn khuyết thiếu, hạnh phúc không hoàn hảo, trọn vẹn chứ đừng nói gì đến con cháu nhiều đời thịnh vượng.
Một gia đình hạnh phúc, sự nghiệp thành đạt, con cháu thịnh vượng là những viễn cảnh đẹp đẽ mà chúng ta đã theo đuổi suốt cuộc đời.
Người xưa có câu: “Trong nhà không có 3 tiếng, con cháu không thịnh vượng”.
Vậy bạn có biết ba tiếng này ám chỉ điều gì không?
1. Tiếng khóc cười, ồn ào của trẻ em
Tiếng ồn của trẻ em tượng trưng cho sức khỏe, sự thịnh vượng và sức sống của một gia đình. Trong kinh Phật có giải thích rằng: “Con cái không đến với bạn một cách tình cờ, thực ra là duyên số đã định sẵn rồi”.
Theo người xưa, có con cái, gia đình của chúng ta trở nên trọn vẹn. Ảnh minh họa Pixabay
Từ tiếng khóc đầu tiên của đứa trẻ trong phòng sinh của bệnh viện, chúng ta có một danh tính mới – “cha mẹ”. Có con cái, gia đình của chúng ta trở nên trọn vẹn.
Đối với cha mẹ, con cái không chỉ tượng trưng cho sự kết tinh của tình cảm vợ chồng mà còn là chất nuôi dưỡng tình cảm và cuộc sống của họ.
Gia đình không có con cái, vợ chồng không chỉ cảm thấy cô đơn, thiếu vắng nhiều niềm vui mà còn thiếu động lực phấn đấu. Có con, một gia đình sẽ trọn vẹn, một gia đình tràn đầy sức sống và tiếng cười.
Tuy tiếng ồn ào, khóc lóc của trẻ đôi khi hơi chói tai khiến chúng ta khó chịu, nhưng nó chỉ đại diện cho sự an toàn và sức khỏe của trẻ. Khi sức khỏe kém và cảm thấy mất an toàn thì đứa trẻ mới khóc lóc, la hét.
Muốn có một gia đình hạnh phúc, con cháu thịnh vượng thì tiếng ồn của trẻ nhỏ là điều cần thiết. Những đứa trẻ khỏe mạnh, năng động tiếp thêm nhiều niềm vui cho gia đình.
2. Tiếng vợ cằn nhằn
Người xưa còn có câu: “Nhà không có đàn bà như chùa, nhà không vợ chẳng khác nào tu”. Nếu một tổ ấm không có tiếng nũng nịu của vợ thì sẽ thiếu đi hơi ấm.
Theo người xưa, vợ còn yêu thương, mong đợi ở chồng mới cằn nhằn
Người vợ là đại diện tốt nhất cho một gia đình, đó là người yêu thương, chăm sóc, là người bạn tin tưởng và cho bạn hơi ấm của gia đình.
Tình yêu không chỉ là sự đam mê vô hạn, sự lãng mạn hào nhoáng mà còn là “gạo muối” của cuộc sống thường nhật. Khi sự lãng mạn và đam mê mất đi, hôn nhân chỉ chuyện cơm ăn, áo mặc hàng ngày.
Trong cuộc sống bình thường và đơn điệu, đầy những lo toan, gánh nặng, người vợ thường mài mòn đi nhiều sự yểu điệu, dịu dàng mà thay vào đó là lời phàn nàn tầm thường về tiền điện, tiền học, chuyện con ốm, chuyện nấu ăn…
Nhưng bạn không biết rằng sự cằn nhằn của vợ đối với bạn thể hiện tình yêu vô bờ bến của cô ấy dành cho bạn.
Nếu đến một ngày bạn trở về nhà mà không còn có tiếng cằn nhằn của vợ nữa thì một là cô ấy đã nguội lạnh tình cảm và sự mong đợi vào bạn, hai là cô ấy đã bỏ đi.
Một người vợ không còn muốn cằn nhằn gì với chồng là cô ấy đã tuyệt vọng vào hôn nhân. Ảnh minh họa SHUTTERSTOCK
Một người vợ không còn cằn nhằn chồng nữa có nghĩa là cô ấy coi bạn “có cũng như không”, cô ấy chưa bỏ đi là vì còn chờ 1 cái cớ, một cơ hội nữa mà thôi.
Do đó, những ông chồng có thể trở về nhà trong tiếng cằn nhằn của vợ thì cần phải hiểu được tình yêu và sự quan tâm của vợ đằng sau tiếng cằn nhằn đó. Tuy nhiên, sự chịu đựng nào cũng có giới hạn, các ông chồng nên biết để tránh đến lúc vợ không còn cằn nhằn nữa thì hối tiếc cũng đã muộn.
3. Tiếng va chạm của xoong chảo
Dù làm đến quyền cao chức trọng, giàu có đến đâu thì mọi người cũng đều mong muốn được trở về trong gia đình có hoa nở xung quanh, tiếng cười đùa của con trẻ, tiếng mắng yêu của vợ, tiếng va chạm xoong chảo và mùi hương đồ ăn bốc lên tứ phía.
Theo người xưa, bếp đỏ lửa, có tiếng va chạm nồi xoong lanh canh mới có không khí gia đình. Ảnh minh họa Pixabay
Với âm thanh va đập của xoong nồi sẽ tạo nên tiếng ồn đầy màu sắc cuộc sống. Với sự phát triển của xã hội hiện đại, sự xuất hiện của vô vàn đồ ăn nhanh kích thích sự lười biếng của con người.
Chỉ bằng vài cái bấm điện thoại, bạn có thể đặt hàng mang đến tận nhà bất cứ món ăn gì. Có không ít gia đình hiện đại bếp không hề có vết khói hay dầu mỡ chỉ vì quanh năm suốt tháng cả nhà đều ăn hàng hay gọi đồ ăn nhanh.
Nhưng mọi người đều biết, cho dù kỹ năng nấu ăn không tốt nhưng món ăn tự tay nấu hay của mẹ nấu đều có một hương vị đặc biệt, hương vị của tình yêu, của gia đình, của yêu thương và sự quan tâm, chia sẻ lẫn nhau.
Cùng bên nhau thưởng thức các món ăn tự nấu còn có sự sẻ chia, tiếng cười đùa và sự thân mật, đầm ấm mà thức ăn nhanh, đồ ăn ngoài hàng không thể mang lại được.
Do đó, tiếng va chạm xoong nồi tượng trưng cho cuộc sống bình dị của gia đình. Nhà có hương vị như thế nào đối với chúng ta? Mùi của quê hương là mùi của mẹ tôi. Mùi thơm của món ăn mẹ nấu từ bếp sẽ luôn là món ngon tuyệt đỉnh cho chúng ta.
Thế cho nên người xưa mới nói: “Trong nhà không có 3 tiếng, con cháu không thịnh vượng”. Bạn đã biết 3 tiếng động đó là gì chưa?
Thế cho nên người xưa mới nói: “Trong nhà không có 3 tiếng, con cháu không thịnh vượng”.
Trong nhà không có tiếng trẻ thơ, không có tiếng vợ cằn nhằn, không có tiếng nồi xoong va chạm thì không có gia đình ấm áp, không có hương vị của yêu thương, đầm ấm.
Nếu gia đình không còn là gia đình thì lấy đâu ra phú quý, thịnh vượng, lấy đâu động lực để phấn đấu, phát triển?. Hoặc dù có tiền thì trong lòng mỗi người cũng sẽ thấy trống rỗng, nguội lạnh mà thôi!