Cụ thể, các loại hình công việc được bổ sung gồm: Giàn giáo; Nghề mộc; Thi công hệ thống nước; Gia công kim loại tấm; Giữ nhiệt và làm mát; Phun vật liệu cách nhiệt Urethane; Xây dựng dân dụng ngoài khơi
Trước đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) đã có công văn thông báo cho các doanh nghiệp tham gia cung ứng lao động kỹ năng đặc định cho thị trường Nhật Bản về 14 lĩnh vực ngành nghề và loại hình công việc trong chương trình lao động kỹ năng đặc định để doanh nghiệp chủ động triển khai hợp tác với đối tác Nhật Bản.
Trong năm 2019, Nhật Bản là thị trường thu hút nhiều lao động nước ta đi làm việc ở nước ngoài. Thị trường này đã tiếp nhận gần 83.00 lao động nước ta sang làm việc.
Hiện lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc chủ yếu theo hai chương trình là thực tập sinh kỹ năng và lao động bậc cao (kỹ sư). Với chương trình lao động kỹ năng đặc định, trình độ và yêu cầu đối với người lao động thấp hơn kỹ sư nhưng cao hơn thực tập sinh kỹ năng, có thể xem là nhân sự trình độ bậc trung.