Người Việt có phong tục thắp hương thờ tổ tiên, Thần Phật. Việc dâng hương vào mùng 1, ngày rằm, lễ Tết, giỗ chạp… là tập tục văn hóa tồn tại lâu đời.
Người ta tin rằng thắp hương là để tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha ông đối với thế hệ sau, bày tỏ sự ngưỡng mộ đến giá trị truyền thống của gia đình, thể hiện lòng hiếu kính của con cháu đối với ông bà, cha mẹ đã khuất.
Khi thắp hương, mọi người thường nguyện cầu bình an, phúc lộc, gia đình hòa thuận. Qua làn khói hương, người ta gửi lời nguyện cầu này đến với thần linh, gia tiên.
Việc thắp hương cháy không hết sẽ làm làn khói hương tắt giữa chừng. Điều này được cho là làm gián đoạn sự chuyển tải nguyện vọng, mong ước của con cháu đến với tổ tiên, thần linh. Vì vậy, thắp hương cháy không hết mới được coi là điều kiêng kỵ.
Có nhiều nguyên nhân khiến hương thắp lên không thể cháy hết như gió thổi làm tắt hương, độ ẩm cao khiến hương khó cháy hoặc hương kém chất lượng bị ẩm mốc.
Người ta tin rằng hương cháy không hết có thể báo hiệu một điều gì đó sắp xảy ra với gia đình và đó là điềm báo không tốt. Có thể người thắp hương hoặc thành viên nào đó trong gia đình sẽ gặp chuyện không như ý muốn, công việc không thuận lợi…
Do đó, mọi người nên cẩn trọng khi bắt gặp trường hợp này.
Việc thắp hương trong đêm giao thừa nhưng nén hương cháy không hết báo hiệu năm mới không được may mắn. Công việc làm ăn của gia đình có thể không được thuận lợi, mọi chuyện diễn ra không suôn sẻ. Đây có thể là dự báo về năm hạn. Nếu có ý định khởi nghiệp hoặc làm ăn xa thì nên cân nhắc kỹ.
Trong quá trình thắp hương, làm lễ nếu thấy nén hương bị tắt thì nên châm lửa lại để hương cháy hết. Lưu ý, không rút nén hương ra để châm lửa vì như vậy sẽ được coi là cắm hương thừa, khi đó việc cầu cúng bị cho là không còn linh nghiệm.
Ngoài ra, nên thắp hương ở nơi kín gió để tránh hương bị tắt.
Nên chọn hương có chất lượng tốt, bảo quản hương ở nơi khô ráo để tránh ẩm mốc. Hương tốt và khô sẽ cháy đều và tránh được tình trạng bị tắt.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.