Phụ nữ nội trợ gặp khó khi tái hòa nhập công sở – Ảnh: Getty
Hầu hết các bà mẹ trải qua định kiến đều báo cáo rằng các vấn đề bắt nguồn từ khoảng thời gian nghỉ làm xuất hiện trong lý lịch của họ. Một số cảm thấy kinh nghiệm của họ bị đánh giá thấp, khó khăn tìm một vị trí linh hoạt.
Kristen Shah, chuyên gia về xu hướng nghề nghiệp của Indeed, cho biết lực lượng lao động đã thay đổi đáng kể từ khi bắt đầu đại dịch, nhà tuyển dụng cũng như người tìm việc đang điều chỉnh bản thân để thu hút công việc và nhân tài.
“Làm nội trợ ở nhà là một trong những công việc thử thách nhất trên thế giới, và lý lịch có thể giúp làm bật lên những kỹ năng độc đáo và có giá trị đó”, cô khuyên.
Nói cách khác, phụ nữ có thể tìm cách chuyển những kỹ năng có được trong thời gian chăm con tại nhà trở thành các kỹ năng có ích trong công việc, qua đó nêu bật được thế mạnh của mình.
Đó là kỹ năng quản lý thời gian, cân đối ngân sách, làm việc với người khác, hay quản lý cảm xúc…
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý rằng làm nổi bật các kỹ năng làm cha mẹ trong sơ yếu lý lịch là chiến lược tốt nhất. Người ta đã có bằng chứng cho thấy nhiều người tìm việc muốn loại bỏ hoàn toàn thời gian ở nhà chăm con, nội trợ của họ khỏi lý lịch.
Giáo sư xã hội học Shelley Correll (ĐH Stanford) hoàn thành một nghiên cứu với các đồng nghiệp, trong đó họ gửi sơ yếu lý lịch và thư xin việc cho các nhà tuyển dụng.
Kết quả, nhà tuyển dụng có khả năng liên hệ một phụ nữ không phải là cha mẹ cao gấp 2,1 lần so với một người đang làm mẹ dù cả hai có trình độ tương đương. Điều này cho thấy việc thể hiện vai trò làm mẹ trong sơ yếu lý lịch có thể phản tác dụng.
Tại sao có thành kiến mạnh mẽ chống lại vai trò làm cha mẹ, một yếu tố rất tự nhiên trong cuộc đời con người? Nghiên cứu chỉ ra điều này khiến nhà tuyển dụng hiểu rằng ứng viên quan tâm đến gia đình hơn là công việc.
Chưa kể, người ta có xu hướng gán ghép rằng phụ nữ chỉ có thể làm tốt một trong hai thứ, hoặc là bà mẹ ấm áp hoặc là nhân viên giỏi, chứ không thể cả hai. Chỉ khi nào nhà tuyển dụng nhận ra mọi người có thể vừa là cha mẹ tốt vừa là nhân viên tốt thì định kiến này mới giảm bớt.
Một cuộc khảo sát gần đây của Indeed cho thấy gần 3/4 phụ nữ nội trợ đối mặt với những thành kiến đáng kể khi quay trở lại làm việc, không hề suôn sẻ khi tái hòa nhập.
Những ai muốn trở lại lực lượng lao động sau thời gian chăm sóc gia đình có lẽ nên cân nhắc cẩn thận ưu điểm và nhược điểm của việc đưa phần kinh nghiệm làm việc đó vào lý lịch của mình.
Phụ nữ = nội trợ?
TT – Người Hàn Quốc vừa quyết định thay đổi hình mẫu công việc cho phụ nữ trong các giáo trình của mình. Trong các sách hiện tại, phụ nữ thường được miêu tả là người chăm sóc gia đình, còn đàn ông là những người kiếm tiền.