Chính phủ đề xuất bán bất động sản trên giấy phải qua sàn; Bất động sản “tìm cơ hội trong thách thức”; Lãi suất 8,2%/năm với người mua nhà ở xã hội vẫn rất cao, lo rủi ro cho người vay; Từ ngày 20.5, người dân sẽ được nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ online… là những thông tin nóng trong tuần qua.
Hình minh họa
Từ ngày 20.5.2023, người dân sẽ được nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ bằng hình thức online và nhận hồ sơ qua bưu điện, mà không phải trực tiếp đến tận cơ quan quản lý để thực hiện như trước. Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định 10/2023/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 3.4 vừa qua. Cụ thể, Khoản 7 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi Khoản 6 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai trên môi trường điện tử (cấp sổ đỏ online).
Theo đó, trên cơ sở căn cứ điều kiện cụ thể về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai đang quản lý, cơ quan tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC về đất đai quy định tại Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC trên môi trường điện tử theo quy định của Chính phủ.
Chương trình triển khai từ ngày 3/4/2023 đến khi doanh số giải ngân đạt 30.000 tỷ đồng nhưng không quá ngày 31/12/2030. Thời gian ưu đãi lãi suất đối với chủ đầu tư là 3 năm kể từ ngày giải ngân nhưng không quá thời hạn cho vay tại thỏa thuận cho vay ban đầu, đối với người mua nhà là 5 năm.
Lãi suất ưu đãi áp dụng đến hết ngày 30/6/2023 đối với chủ đầu tư là 8,7%/năm và đối với người mua nhà là 8,2%/năm. Kể từ ngày 01/7/2023, định kỳ 06 tháng/lần, Agribank sẽ thông báo lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi triển khai chương trình. Agribank lưu ý với khách hàng là người mua nhà, ngoài hạn mức vay theo quy định, nếu có tài sản bảo đảm bổ sung, khách hàng được áp dụng mức vay tối đa bằng 85% tổng mức đầu tư của phương án.
Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho rằng, lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi của chương trình áp dụng từ nay đến 30/6/2023 là 8,2%/năm đối với người mua nhà ở xã hội vẫn rất cao so với lãi suất vay ưu đãi 5%/năm áp dụng cho năm 2023.
Đồng thời, với quy định áp dụng mức lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi là 5 năm là quá ngắn, không phù hợp với bản chất của chính sách tín dụng ưu đãi về nhà ở xã hội là cần được vay với lãi suất thấp và trong thời hạn dài, như Luật Nhà ở 2014 quy định thời hạn vay ưu đãi tối đa 25 năm.
Trước đây, đã có nhiều nhà đầu tư tăng giá bán gấp 200 – 300 lần so với giá mua gốc nhưng hiện nay hạ giá xuống 20 – 30% và rao bán là “cắt lỗ để thoát hàng”, những hành động trục lợi như vậy khiến cho người có nhu cầu ở thực không có đủ khả năng chi trả khi tiếp cận với những mảnh đất có giá bán quá cao.
Đối với loại hình bất động sản thấp tầng, hầu hết những nhà đầu tư đều cần số vốn lớn từ 20 – 40 tỷ đồng, sử dụng vốn vay từ ngân hàng nên phải chịu áp lực lãi suất rất lớn. Theo thống kê, khoảng 70% dân số nước ta có mức thu nhập trung bình và thấp, 20% mức trung bình khá nên để mua một căn shophouse hay liền kề lên đến hàng triệu đô là điều rất khó. Bởi vậy, đa số nhà đầu tư tham gia phân khúc này chỉ đánh sóng và bán sang tay.
Chính phủ đề xuất áp dụng trở lại điều kiện bán bất động sản hình thành trong tương lai bắt buộc phải qua sàn giao dịch. Cụ thể, theo Điều 57, hai loại giao dịch bất động sản phải thông qua sàn, gồm chủ đầu tư bán, cho thuê mua nhà ở hoặc công trình hình thành trong tương lai và chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại đất đã có hạ tầng kỹ thuật. Còn các giao dịch khác được khuyến khích thông qua sàn.
Quy định các giao dịch nhà đất phải thông qua sàn từng được nêu tại Luật Kinh doanh bất động sản 2006, nhưng sau đó được bỏ khi sửa luật vào năm 2014 và áp dụng đến nay. Tám năm qua, việc không bắt buộc giao dịch mua, bán, chuyển nhượng bất động sản phải qua sàn đã làm giảm tính minh bạch, công khai thông tin, nhất là với bất động sản hình thành trong tương lai, theo đánh giá nêu trong tờ trình.
Thị trường Bất động sản nghỉ dưỡng đã giảm tốc sau một giai đoạn tăng trưởng nóng. Việc mở cửa du lịch trở lại, cộng với động thái “cởi trói” pháp lý cho condotel, officetel được kỳ vọng sẽ “phá băng” cho phân khúc Bất động sản này.
Tại Việt Nam, quá trình khôi phục diễn ra không đồng đều. Công suất phòng của các khách sạn tại TP.HCM đang dần khôi phục về mức trước đại dịch. Trong khi đó, thị trường Nha Trang và Đà Nẵng vẫn đang gặp nhiều thách thức; lợi nhuận hoạt động kinh doanh tại những khu vực này vẫn đang thấp hơn Bali và Phuket từ 40-60%.
Bà Fenady Uriarte, Quản lý phát triển kinh doanh, thị trường Đông Nam Á tại STR cho hay tính đến hết tháng 2/2023, chỉ số doanh thu trên mỗi phòng sẵn có tại các quốc gia Đông Nam Á đang rất gần với mức trước đại dịch. Dẫu vậy, thị trường Việt Nam vẫn đang gặp nhiều thách thức khi chỉ số này thấp hơn 33,4% so với năm 2019.