Đất ở TP.HCM được bồi thường tối đa gấp 25 lần giá Nhà nước; Hà Nội liên tục đấu giá đất ven đô, sẽ bùng nổ đợt tăng giá mới; Ngập chìm trong nợ vì mua nhà với lãi suất thả nổi; Lâm Đồng ‘’chốt’’ phương án xử lý các sai phạm trong hiến đất làm đường, tách thửa đất… là những thông tin nóng trong tuần qua.
Hình minh họa
Anh H. (TP.HCM) tích góp được gần 900 triệu đồng sau 8 năm đi làm và quyết định mua nhà để chuẩn bị cho kế hoạch lập gia đình. Tháng 3/2022, anh H. tìm được căn hộ ưng ý tại một dự án ở quận 10 (TP.HCM).
Căn hộ 2 phòng ngủ với diện tích 65m2 có giá 2,7 tỉ đồng. Anh H. cho mức giá này là hợp lý với căn hộ khá mới ở khu vực trung tâm, bất chấp việc căn hộ chưa có sổ hồng và phải thanh toán toàn bộ số tiền cho chủ nhà ngay khi ký hợp đồng. Để đủ tiền thanh toán, anh H. đã nhờ anh trai thế chấp đất của gia đình ở Quảng Trị để vay ngân hàng 1,5 tỉ đồng, anh cũng mượn thêm người thân và bạn bè tổng số tiền 500 triệu đồng để sau khi nhận nhà sẽ thiết kế lại nội thất căn hộ cho đồng bộ.
Liên tiếp những thông báo đấu giá đất tại các huyện ven đô Hà Nội như Chương Mỹ, Đông Anh, Sóc Sơn, Đan Phượng… được đưa ra. Một số khu vực có mức giá khởi điểm khá cao, trên 50 triệu đồng/m2.
Trong tháng 3 này, nhiều cuộc đấu giá đất tại các huyện ven Hà Nội sẽ được diễn ra. Tại huyện Chương Mỹ, dự kiến ngày 25.3 sẽ đấu giá 29 thửa đất ở tại khu Mái Sau, thôn Quyết Tiến, xã Hữu Văn. Các thửa đất có diện tích từ 104m2 đến 208m2, giá khởi điểm từ 18,2-31 triệu đồng/m2.
Theo quyết định vừa được UBND TP.HCM ban hành, áp dụng từ 18/3, đất ở tuỳ quận huyện có hệ số điều chỉnh gấp 3-25 lần so với giá nhà nước. Khu vực có hệ số cao nhất, tối đa 25 lần, là huyện Hóc Môn (10-25 lần) và TP Thủ Đức (6-25 lần). Khung hệ số này tăng 10 đơn vị so với năm 2022 (tối đa 15 lần).
Xếp sau là huyện Bình Chánh (6-22 lần), Nhà Bè (10-21 lần), Củ Chi (13-20 lần). Các địa phương còn lại có khung hệ số tối đa dưới 20.
Với hệ số điều chỉnh này, đất mặt tiền đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 1, hệ số 4-5) giá nhà nước (giai đoạn 2020-2024) là 66 triệu đồng mỗi m2, sẽ được xây dựng giá thương lượng bồi thường 264-330 triệu đồng mỗi m2.
Trải qua các chu kỳ khủng khoảng, loại hình nhà ở vừa túi tiền được xem là phân khúc gia tăng tính thanh khoản, mang đến tâm lý tích cực cho thị trường. Gần đây, phân khúc nhà ở xã hội, nhà vừa túi tiền phục vụ nhu cầu thật được giới chuyên gia kỳ vọng sẽ là “giải cứu” thị trường bất động sản.
Trong Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững Chính phủ mới ban hành, Chính phủ đưa ra mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội, phân khúc đang thiếu hụt trên thị trường, để tăng nguồn cung, đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng người dân về nhà ở.
Đối với các khu vực, diện tích đất hộ gia đình, cá nhân hiến đất, làm đường giao thông và tách thửa hình thành các khu, điểm dân cư mới (thực chất đây là các dự án kinh doanh bất động sản), UBND tỉnh Lâm Đồng giao UBND các huyện, thành phố khẩn trương rà soát, phân loại và xử lý theo từng nhóm có liên quan.
Cụ thể, đối với khu vực, diện tích đất phù hợp với các quy hoạch hiện nay (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị) thì hướng dẫn doanh nghiệp hoặc hộ gia đình, cá nhân có đất tách thửa thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã.
Kiến nghị của HoREA được đưa ra trong bối cảnh dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đang được cơ quan soạn thảo là Bộ Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến nhân dân.
Dự thảo luật bỏ quy định khung giá đất, chuyển sang xác định giá đất phù hợp với giá phổ biến trên thị trường. UBND cấp tỉnh xây dựng và trình HĐND cùng cấp thông qua bảng giá đất, hệ số điều chỉnh biến động giá trước khi ban hành. Trong văn bản, HoREA cho rằng chỉ nên ban hành bảng giá đất định kỳ 3 năm hoặc 2 năm một lần để phù hợp với thực tiễn trình độ, năng lực của bộ máy hành chính, trang thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm quản lý hiện nay.
Chính phủ quyết liệt gỡ vướng, liệu cuối năm 2023 thị trường bất động sản sẽ “ấm lên” ?