Bạn có hiểu ý nghĩa của câu nói này là gì không?
Đầu tiên là “nghèo không sửa cửa”, câu này chủ yếu có 2 ý chính:
Những gia đình nghèo đừng mong rằng có thể có đổi đời nhờ việc thay đổi diện mạo “mặt tiền”. Rất nhiều người cho rằng cửa là khuôn mặt của một gia đình, giống như câu “nhà cao cửa rộng” đều có ý thể hiện sự giàu có phú quý của gia đình, được thể hiện bởi cái cửa.
“Nghèo không sửa cửa” tuy bề ngoài có vẻ cao sang, hoành tráng nhưng thực chất chỉ là cái hộp rỗng, bên trong chẳng có gì. Vốn dĩ rất nghèo, chẳng có thực lực nhưng lại tiêu tiền để làm một cái “cửa rộng”, việc này hoàn toàn chẳng có tác dụng gì cho những gia đình nghèo, ngược lại chỉ tăng thêm áp lực kinh tế mà thôi.
Từ góc độ phong thủy mà nói, rất nhiều người cho rằng sở dĩ nhà mình nghèo là vì phong thủy không tốt, vì thế mới muốn thông qua việc sửa “mặt tiền” để đổi vận.
Khi xây nhà, người ta thường rất chú ý về vị trí cửa, hướng của ngôi nhà, hướng của cửa, độ lớn, tất cả đều được xác định bởi những kinh nghiệm phong thủy. Thậm chí không chỉ là việc xây nhà bình thường, ngay cả trong xây dựng các tòa cao ốc, những tòa nhà văn phòng cao cấp với trình độ cao cũng không ngoại lệ. Vì thế, cửa nhà là thứ không được tùy tiện sửa đổi, nếu không thì sẽ gây họa cho gia đình. Vì thế mới có câu “nghèo không sửa cửa”.
Vậy còn “giàu không dời mộ” có nghĩa là gì?
Nếu nhìn từ nghĩa mặt chữ thì tức là nếu chúng ta giàu rồi thì sau này đừng di dời mộ phần của tổ tiên mình. Theo quan niệm của người cổ đại, sở dĩ bạn giàu có, phát tài nhất định là vì có tổ tiên phù hộ, cỏ mộ mọc xanh tốt. Từ đó chứng minh phong thủy mộ phần của tổ tiên rất tốt, là âm trạch hiếm có.Nếu như bạn cố tình di chuyển mộ phần của tổ tiên sang vị trí khác, vậy thì sẽ phá hủy phong thủy, từ đó mất cân bằng, mất đi sự phú quý.
Một ý nghĩa khác của câu này có nghĩa là sau này bạn đừng quá đắc ý mà làm ra những chuyện quấy nhiễu tổ tiên. Làm người phải biết khiêm tốn, nếu không thì sẽ ngày càng lụi bại.
Vậy câu tục ngữ như thế này đặt vào xã hội hiện đại ngày nay liệu có đúng không?
Thực ra rất nhiều câu tục ngữ đã được truyền miệng từ đời này qua đời khác, đa phần cũng đã mất đi ý nghĩa ban đầu của nó, đồng thời bị người đời sau thêm vào đó nhiều hàm nghĩa hơn. Có một số là tệ nạn mê tín dị đoan nhưng có một số lại chỉ dẫn cho người đời sau học tập, phấn đấu.
Vì thế không thể phán định “nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ” là đúng hay sai hoàn toàn, vì tất cả đều có hai mặt tích cực và tiêu cực, chắc chắn nó cũng có phần nào chính xác, nếu không thì sao có thể lưu truyền từ đời này qua đời khác trong hàng trăm hàng ngàn năm như vậy? Hơn nữa, việc có đáng tin hay không thực ra cũng tùy thuộc vào tư tưởng quan niệm của từng người.