Ngành logistics cần khoảng 2 triệu lao động

(Dân sinh) – Từ nay tới năm 2030, mỗi năm cả nước cần khoảng 20.000 lao động chất lượng cao ngành logistics.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa


TS. Vũ Tuấn Lâm, Phó giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết, Việt Nam hiện được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn cho sự phát triển của ngành logistics.

Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Ngành logistics phát triển giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, giảm chi phí lưu thông và phân phối hàng hóa, mở rộng thị trường kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài; đồng thời hỗ trợ cho doanh nghiệp trong lĩnh vực ngoại thương và đầu tư ra nước ngoài.

Từ nay tới năm 2030, mỗi năm cả nước cần khoảng 20.000 lao động chất lượng cao ngành logistics. Tới 2030, cả nước cần khoảng 2 triệu lao động ngành logistics. Trước nhu cầu nhân lực của ngành logistics Việt Nam, các chương trình đào tạo về logistics đang có xu hướng phát triển nhanh trong những năm gần đây.

TS. Vũ Tuấn Lâm dẫn chứng, theo số liệu thống kê tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2022, nước ta hiện có gần 50 trường đại học có đào tạo ngành logistics ở các mức độ khác nhau. Tại một số trường, điểm chuẩn của ngành logistics thường ở mức cao như ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Học viện Tài chính, trường Đại học Thương mại…

Điều này phản ánh nhu cầu của xã hội nói chung, nhu cầu của các doanh nghiệp nói riêng về cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực logistics. Nhu cầu thực tiễn của xã hội, của thị trường lao động và doanh nghiệp chính là động lực thúc đẩy các cơ sở đào tạo phát triển chuyên ngành hoặc ngành đào tạo logistics.

Theo số liệu thống kê tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2022, nước ta hiện có gần 50 trường đại học có đào tạo ngành logistics ở các mức độ khác nhau. Tại một số trường, điểm chuẩn của ngành logistics thường ở mức cao như ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Học viện Tài chính, trường Đại học Thương mại…

Năm 2022, Việt Nam đạt tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 732 tỷ USD, nổi lên là một trong 20 quốc gia có tổng kim ngạch trao đổi thương mại quốc tế lớn. Điều đó tạo ra thuận lợi cho ngành logistics, bởi logistics bản chất là sự lưu thông của hàng hóa, nếu không có hàng hóa chúng ta rất khó có logistics.

Điều này phản ánh nhu cầu của xã hội nói chung, nhu cầu của các doanh nghiệp nói riêng về cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực logistics.