Nếu thí sinh (TS) 2k5 đang gặp phải một trong những vấn đề trên thì đừng lo, đã có các thủ khoa trong video “Thủ khoa tiếp sức gen Z” bằng kinh nghiệm của mình Trần Ngọc Đoan, thủ khoa Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM năm 2020 sẽ “mách” cho các bạn những phương pháp rất hay để vượt qua thời gian “khó nhằn” của mùa thi này.
Thủ khoa Trần Ngọc Đoan: Làm cách nào để tập trung tối đa và tránh xa sự xao nhãng
Mất động lực, chán nản, mất tập trung khi ôn thi là những cảm giác mà Trần Ngọc Đoan, thủ khoa Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM năm 2020, khẳng định chắc chắn “sĩ tử” nào khi ôn thi tốt nghiệp THPT nhiều lúc sẽ gặp phải. Vậy làm cách nào để vượt qua những cảm giác chán nản đó và tập trung tối đa vào mục tiêu vinh quang đang chờ mình ở phía trước?
Thủ khoa Trần Ngọc Đoan
Về vấn đề này, Đoan chia sẻ với TS một công cụ hữu hiệu để tập trung học mà anh chàng thủ khoa đã từng áp dụng. Đó chính là app Forest, một dạng phần mềm hỗ trợ học tập. Theo Đoan, với app này chúng ta sẽ đặt ra một khoảng thời gian, trong thời gian đó chúng ta tập trung hoàn toàn vào việc học. Chẳng hạn như đặt lịch là tập trung 1 tiếng đồng hồ và đặt thêm chế độ tập trung sâu, trong vòng 1 tiếng đồng hồ đó, chúng ta đặt sẽ trồng được một cái cây. Nếu chúng ta tập trung tối đa và không cầm điện thoại để làm những chuyện khác thì cây đó sẽ xanh tốt và phát triển, còn nếu ngược lại thì cây sẽ chết. “Chính vì vậy, công cụ này không chỉ giúp tập trung học tập, tránh xa những thứ gây sao nhãng như điện thoại, mà còn là công cụ cực kỳ hữu ích”, Đoan chia sẻ.
Đoan khẳng định đây là công cụ vô cùng hữu ích vì nó giúp TS theo dõi quá trình học và đo lường thời gian tập trung học mỗi ngày.
“Khi mình sử dụng, phần mềm sẽ ghi lại và theo dõi thời gian tập trung của bạn hằng ngày và sẽ thống kê dưới dạng hằng tuần, hằng tháng và hằng năm. Người ta thường nói rằng: động lực giúp bạn bắt đầu nhưng thói quen mới là điều giúp bạn tiếp tục bước đến con đường thành công. Chính vì thế, việc xây dựng thói quen và đặt mục tiêu học bài hằng ngày, sau đó đo lường và theo dõi chúng là phương pháp giúp loại bỏ sự chán nản, thiếu động lực mỗi khi chúng ta mệt mỏi”, Đoan khẳng định.
Theo Đoan, mỗi khi rơi vào những tình trạng chán nản, mất động lực thì chỉ cần mở bảng theo dõi quá trình học, thấy được quá trình cố gắng, nỗ lực của bản thân trong suốt thời gian vừa qua được phần mềm lưu lại. Đó chính là động lực lớn nhất giúp các bạn tiếp tục cố gắng cho những ngày còn lại của quá trình ôn thi.
“Ngoài ra việc theo dõi quá trình học, phần mềm cũng sẽ giúp các bạn nhận được những dấu hiệu cảnh báo mình đang lơ là, đang mất tập trung, hiệu suất học tập đang không được tốt trong tuần vừa qua… Từ đó giúp cho các bạn nhận thức được điều mình đang làm và đưa ra những biện pháp điều chỉnh để phù hợp hơn, để tiếp tục cố gắng cho mục tiêu ở phía trước”, chàng thủ khoa chia sẻ thêm.
Thí sinh cùng theo dõi các video “Thủ khoa tiếp sức gen Z” trên các nền tảng: Facebook, YouTube, TikTok của Báo Thanh Niên và tại thanhnien.vn. Mỗi ngày 2 lượt phát sóng (sáng: 9 giờ; chiều: 14 giờ).
Đơn vị tài trợ: