Không tuân theo vai vế
Cần lưu ý rằng ảnh thờ cũng cần được bố trí theo đúng vai vế của những người được thờ cúng. Người có vai vế cao thì ảnh thờ sẽ đặt ở vị trí giữa và cao hơn. Người có vai vế thấp thì ảnh thờ sẽ đặt sang hai bên, độ cao thấp hơn một chút.
Nếu gia đình thờ nhiều người thì nên dùng loại bàn thờ tam cấp để tiện cho việc bố trí ảnh thờ.
Ảnh thờ chung
Ảnh thờ nên là ảnh riêng của một người. Không dùng ảnh chụp chung làm ảnh thờ.
Dù khi còn sống, cụ ông và cụ bà có tình cảm gắn bó thế nào thì cũng không nên sử dụng ảnh chung làm ảnh thờ. Việc sử dụng ảnh riêng trong thờ cúng thể hiện sự trang nghiêm, tôn trọng.
Lưu ý: Khung ảnh thờ nên đồng nhất về kích cỡ, kiểu dáng và phù hợp với không gian thờ cũng để đảm bảo sự cân đối trên bàn thờ.
Không tuân theo nguyên tắc: Nam tả – nữ hữu
Khi đặt ảnh thờ, gia chủ nên chú ý nguyên tắc nam tả – nữ hữu (tức là ảnh của ông đặt bên trái, ảnh của bà đặt bên phải ảnh của ông). Theo người xưa truyền lại, đây là sự bố trí dựa vào chuyển động của tự nhiên và hoạt động bên trong cơ thể con người.
Khi đứng quay mặt về hướng Nam thì mặt trời mọc bên trái (tả), lặn bên phải (hữu). Nam xung do huyết, buổi sáng can khí vượng, huyết xung. Nữ trầm bởi thận, buổi chiều thận khí khỏe. Từ đó sinh ra thuyết nam tả – nữ hữu, nam dương – nữ âm, nam huyết – nữ khí, nam can – nữ thận…
Ngoài ra, có quan niệm cho rằng đặt ảnh thờ của bà bên phải ảnh của ông ngụ ý người phụ nữ luôn là cánh tay phải đắc lực của chồng, giúp chồng nuôi dạy con cái.
Ảnh thờ bị nghiêng lệch
Gia chủ đặt ảnh thờ bị nghiêng lệch là thể hiện sự thiếu tôn trọng, thành kính trong việc thờ cúng, tưởng nhớ tổ tiên.
Người ta tin rằng việc này sẽ khiến gia chủ bị quở trách, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Không đặt ảnh thờ sau bát hương
Nếu gia chủ thờ tổ tiên kết hợp với thờ Phật thì ảnh Phật, tượng Phật phải đặt ở vị trí chính giữa, cao nhất, sau đó mới đến các ảnh thờ của gia tiên. Ảnh của người đã khuất đặt hai bên ảnh Phật, tượng Phật và phải thấp hơn một chút.