Không cần mua vàng, hãy làm 4 việc này để tài lộc đến nhà, tiền của rủng rỉnh

Ngày vía Thần Tài 2023 là ngày nào?

Ngày vía Thần Tài theo truyền thống dân gian sẽ là ngày 10 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Vì vậy, tính theo lịch Vạn Niên thì ngày vía Thần Tài 2023 sẽ là ngày 31/01/2023. Vào ngày này, mọi người sẽ trang hoàng nhà cửa sạch sẽ, bày biện mâm cúng để cảm tạ những phước lành mà Thần Tài mang đến cho năm trước và cầu mong sự may mắn về tài lộc cho năm sau.

Trong ngày vía Thần Tài, để cầu tài lộc, may mắn, ngoài mua vàng, gia chủ có thể làm những việc dưới đây:

Lau dọn, bài trí bàn thờ Thần Tài

Đây là công việc mà bạn nên làm thường xuyên. Đến ngày 10 tháng Giêng âm lịch, việc lau dọn phải kỹ càng, sạch sẽ hơn bởi Thần Tài là vị thần thích sạch sẽ. Bạn có thể tẩy trần bằng nước lá bưởi hoặc đổ ít nước sạch pha chút rượu rắng để lau tượng Thần Tài, ông Địa. Cuối cùng, bạn cần lau chùi, dọn sẽ sạch sẽ bàn thờ. Xem lại vị trí đặt bàn thờ, hướng ra cửa chính. Kiểm tra các đồ dùng trên bàn thờ đã đủ hay chưa.

Có hai hướng đặt bàn thờ Thần Tài, một là cọn theo hướng tốt của gia chủ, hai là chọn theo cung Thiên Lộc và Quý Nhân để rước tài lộc về nhà.

Theo quan niệm dân gian, bàn thờ thần Tài luôn được đặt trông thẳng là cửa chính của ngôi nhà vì đây là nơi Thần Tài ra vào, giúp mang tài lộc, may mắn đến cho gia chủ.

Theo hướng từ bàn thờ nhìn ra, vị trí đặt tương Thần Tài là ở bên phải, còn ông Địa sẽ ở bên trái. Giữa tượng hai ông sẽ có một hũ gạo, hũ muối và hũ nước đầy. Giữa bàn thờ là bát hương. Hai cây đèn nhỏ để hai bên bát hương, một khay nước gồm 2 chén rượu, 3 cốc nước.

download (34)

Bên trái phía ngoài cùng bàn thờ sẽ đặt lọ hoa còn bên phải đặt mâm ngũ quả. Phía ngoài cùng để một bát nhỏ hoặc đĩa sứ.

Bên trên bàn thờ Thần Tài, gia chủ có thể đặt thêm tượng Phật Di Lặc bởi theo quan niệm của người xưa Phật Di Lặc sẽ giúp quản lý, ngăn chặn những việc làm sai trái của các vị thần.

Chuẩn bị mâm cỗ mặn cúng Thần Tài

Sau khi lau dọn, gia chủ nên chuẩn bị đồ cúng Thần Tài. Trong ngày vía Thần Tài, gia chủ có thể chuẩn bị các đồ cúng mặn như lợn quay, thịt gà, hoa quả, nước sạch… Theo quan niệm dân gian, Thần Tài thích các món như cua biển, lợn quay, chuối chín.

Ngoài ra, cũng có nơi sẽ chuẩn bị mâm cỗ Tam Sên gồm một miếng thịt lợn, trứng và tôm luộc vì tương truyền đây là những món Thần Tài thích ăn nhất khi lưu lạc ở trần gian.

Bên cạnh đó, gia chủ cần chuẩn bị hoa tươi, mâm ngũ quả.

Tùy theo phong tục địa phương và điều kiện mà gia chủ chuẩn bị đồ cúng cho phù hợp.

Làm lễ đón Thần Tài

Ngay từ sáng sớm ngày mùng 10 tháng Giêng, gia chủ nên mở tất cả các cửa nhà từ cửa chính đến cửa sổ với mục đích đón tài lộc đến nhà.

Khi làm lễ, mọi người cần ăn mặc chỉnh tề, trang phục gọn gàng, sạch sẽ để thể hiện sự thành kính trước các vị thần.

Mua đồ phong thủy

Theo truyền thống, người dân sẽ thường đi mua vàng vào ngày cúng vía Thần Tài vì họ tin rằng việc làm này sẽ mang lại nhiều may mắn, phát tài phát lộc. Do Thần Tài giúp cho việc làm ăn phát đạt, buôn may bán đắt và tài lộc thịnh vượng nên mọi người cũng sẽ mua vàng để cúng trả lễ cho Thần Tài vào ngày này.

Vào ngày vía Thần Tài, cũng có nhiều gia đình lựa chọn việc mua thêm những món đồ phong thủy như đá phong thủy, tượng Thiềm thừ,… để mong một năm được làm ăn phát đạt và thêm sung túc, may mắn.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.