Gợi ý bốn cách tiết kiệm chi phí khi du học



Các bạn trẻ có thể chọn trường, đất nước phù hợp ngân sách gia đình, cho phép du học sinh làm thêm, cấp học bổng giá trị cao… để tiết kiệm chi phí.



Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào tháng 10/2023, khoảng 40.000 sinh viên Việt Nam đi du học mỗi năm, chủ yếu tại Australia, Mỹ, Canada. Đây là những nước có nền giáo dục phát triển với lối sống văn minh trên thế giới. Tuy nhiên, điều này đi kèm với chi phí đắt đỏ.

Do đó, để theo học tại đây, học sinh, sinh viên nên trang bị một số cách để đảm bảo chi phí học tập xuyên suốt quá trình sinh sống nơi đất khách.

Chọn điểm đến theo ngân sách

Quá trình tối ưu chi phí cần bắt đầu trước khi các bạn đặt chân đến đất nước khác. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm hồ sơ du học tại các nước phát triển, bà Kha Nguyễn – Trưởng phòng tư vấn du học ATS cho biết, các bạn trẻ thường chọn theo kiểu ngẫu hứng theo số đông. Điều này dẫn tới tình trạng nhiều du học sinh bỏ ngang giữa chừng do bản thân không đáp ứng được điều kiện học tập hoặc gia đình không đủ tài chính.

“Đừng chọn trường và đất nước tốt nhất, hãy chọn đất nước và trường phù hợp với sức học và tài chính gia đình”, bà nhấn mạnh.

Theo đó, nếu điều kiện kinh tế gia đình không quá khá giả, học sinh, sinh viên có thể chọn các trường ở vùng nông thôn hoặc các tỉnh bang thưa thớt dân cư. Như vậy, chi phí thuê nhà và sinh hoạt rẻ hơn nhiều so với các thành phố trung tâm. Ví dụ ở Australia, một người ở thành phố Sydney thuê căn hộ cần đến 2.328 AUD mỗi tháng, trong khi đó ở Adelaide (Nam Australia), mức phí này chỉ khoảng 1.657 AUD mỗi tháng.

Thứ hai, các bạn nên chọn trường có mức học phí vừa phải. Các trường có bảng xếp hạng toàn cầu càng cao, học phí sẽ càng đắt. “Trường tốt nhất là trường phù hợp với mình nhất, không phải trường xếp hạng cao nhất”, bà Kha nói thêm.

Học sinh, sinh viên nên chọn đất nước có mức sống phù hợp với điều kiện kinh tế. Ảnh: Freepik

Học sinh, sinh viên nên chọn đất nước có mức sống phù hợp với điều kiện kinh tế. Ảnh: Freepik

Săn học bổng

Theo Trưởng phòng tư vấn du học ATS, tại đây, cứ bốn bạn làm hồ sơ, có ba bạn giành được ít nhất một suất học bổng. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để giúp nhiều bạn hiện thực hóa giấc mơ du học dù điều kiện tài chính gia đình chưa tốt. “Hãy bắt đầu bằng cách tìm kiếm thông tin học bổng từ các website chính thức của trường, theo dõi các cộng đồng săn học bổng và hội nhóm du học sinh để tìm hiểu điều kiện, chương trình học bổng đúng với sức mình”, bà Kha khuyên.

Mới đây, bạn Hoàng Thiên Nữ, học viên ATS đã đạt học bổng 100% từ Trường Đại học Deakin (Australia). Nữ sinh chia sẻ, nhiều bạn nghĩ việc lấy học bổng du học rất khó và nằm xa tầm với. Tuy nhiên, nếu bản thân muốn, ai cũng có thể tìm ra cách.

“Điều quan trọng là chúng ta nên có một kế hoạch, mạnh dạn, kiên trì thực hiện và tự tin vào bản thân. Hãy tích cực học tập, rèn luyện chứng chỉ tiếng Anh, kỹ năng viết luận, tranh thủ tham gia các hoạt động ngoại khóa để làm đẹp hồ sơ thành tích”, Thiên Nữ nói thêm.

Tham dự triển lãm du học

Hội thảo, triển lãm du học là cơ hội để học sinh, sinh viên trong nước trao đổi trực tiếp với đại diện các trường trên toàn cầu, đồng thời, lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia. Tại đây, các bạn có thể hiểu rõ hơn về trường, ngành học, chính sách của Chính phủ các nước và xem xét mức độ phù hợp, khả năng đạt học bổng của bản thân.

Thông thường, các trường có quy trình đánh giá và xét hồ sơ, học bổng ngay tại các triển lãm du học. Do đó, đây là bước cần có để các bạn nắm bắt, tăng cơ hội hiện thực hóa ước mơ du học.

Đại diện trường TIWA đến từ Australia trao đổi trực tiếp với học sinh Việt tại "Lễ hội du học và học bổng". Ảnh: ATS

Đại diện trường TIWA đến từ Australia trao đổi trực tiếp với học sinh Việt tại “Lễ hội du học và học bổng”. Ảnh: ATS

Sắp tới, ATS sẽ tổ chức “Lễ hội du học và học bổng” vào ngày 24 và 25/2 ở Hà Nội, TP HCM. Tại đây, học sinh, sinh viên có thể trao đổi 1:1 cùng hơn 40 đại diện trường, kết nối cựu du học sinh để biết thêm kinh nghiệm “săn” học bổng thực tế và cách tiết kiệm chi phí.

Tìm công việc bán thời gian

Khi đã đặt chân đến đất nước du học, các bạn trẻ có thể tìm kiếm các công việc bán thời gian để trang trải cuộc sống. Hiện, Chính phủ Australia, Canada và Mỹ có một số chính sách làm thêm giúp du học sinh có thêm thu nhập, đồng thời, trau dồi kỹ năng sống trong suốt quá trình du học.

Tùy vào độ tuổi khác nhau, mỗi nước sẽ có chính sách quy định riêng về mức tiền lương và số giờ làm việc. Ví dụ, Australia có mức lương trung bình dành cho sinh viên trên 21 tuổi là 21,38 AUD một giờ (theo Fair Commission tính đến tháng 7/2022), Canada là 15 CAD một giờ và Mỹ (bắt buộc là công việc ở trong trường – on-campus) có mức lương trung bình 9 USD mỗi giờ.

Trong các kỳ nghỉ, sinh viên có thể làm toàn thời gian. Tuy nhiên, trong kỳ học, các bạn chỉ được làm 48 tiếng mỗi hai tuần tại Australia, 20 giờ mỗi tuần tại Mỹ và Canada.

Du học sinh có thể tìm kiếm các công việc bán thời gian không đòi hỏi chuyên môn cao để có thêm thu nhập. Ảnh: Freepik

Du học sinh có thể tìm kiếm các công việc bán thời gian không đòi hỏi chuyên môn cao để có thêm thu nhập. Ảnh: Freepik

Bà Kha Nguyễn phân tích, sinh viên quốc tế dễ dàng tìm việc ở ba nhóm ngành sau do không đòi hỏi nhiều bằng cấp, kinh nghiệm, gồm: dịch vụ ăn uống (bồi bàn, pha chế); bán lẻ (bán hàng, thu ngân) và công việc on-campus phổ biến như gia sư, hỗ trợ phòng lab, trợ lý giảng viên, trợ lý nghiên cứu…

Sinh viên nên áp dụng một số cách sau để xin việc hiệu quả, gồm “rải CV” tại các khu vực có nhiều cửa hàng; đăng ký trên các website chính thống của hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh nhượng quyền; tìm kiếm trên các nhóm cộng đồng tại khu vực sinh sống.

Lưu ý, du học sinh không nên nhận các công việc “cash-in-hand” (tiền mặt) vì đây là những việc không đóng thuế, có mức lương khá thấp và không được bảo vệ quyền lợi nếu có vấn đề phát sinh.

Nguồn: [Link nguồn]

Có nên du học Hàn Quốc ngay từ cấp 3

Nhiều bậc phụ huynh có mong muốn cho con em mình du học ngay từ cấp 3 tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, họ lại phân vân không biết chọn trường nào cho con em mình.


Theo Thiên Minh ([Tên nguồn])