‘Đầu mộ có dao, con cháu khốn cùng’, dao ở đây ám chỉ thứ gì?

Phong thủy tốt nhất theo quan niệm của người xưa chính là phía sau có tựa, phía trước có ánh sáng non nước hữu tình. Ngay cả đối với việc chọn nơi an táng người đã khuất, người xưa cũng vô cùng chú trọng.

25

Người xưa có câu: “Đầu mộ có dao, con cháu khó trừ” hay “Đầu mộ có dao, con cháu khốn cùng”, rốt cuộc là có ý nghĩa gì?

Thực ra, trước đây mộ không có gò đất như vậy, vì người xưa khi mai táng người đã khuất người ta thường bỏ một số đồ trang sức có giá trị vào cùng với người đã qua đời, để đề phòng người ngoài vào trộm cắp, nên họ không có đắp gò đất. Về sau, trộm cắp không còn hoành hành nữa, các gò đất bắt đầu xuất hiện, người ta gọi những gò đất là mộ.

Chỉ cần là gia đình có con cháu thịnh vượng, hàng năm họ sẽ đến đắp mộ, người ta quan niệm gò càng to và tròn càng tốt, trên gò nên trồng một số cây bách, tùng hoặc liễu tùy theo điều kiện gia cảnh của gia đình.

26

Câu nói: “Đầu mộ có dao, con cháu khó trừ”

Ý nghĩa của câu này chính là nếu chôn dao hoặc vật bằng kim loại như kéo, thanh sắt vào gò mộ sẽ ảnh hưởng đến vận khí của gia đình, làm cho gia đình suy yếu, bệnh tật, lục đục con cháu khó có thể yên ổn.

Vì vậy, có những nơi một số người có mâu thuẫn sẽ âm thầm chôn một số đồ kim loại như kéo, liềm, vào mộ của gia đình nhà người khác. Tất nhiên, “Đầu mộ có dao, con cháu khó trừ” câu này chỉ là câu nói cửa miệng của người nông thôn, cũng không có cơ sở.

Tuy nhiên người xưa cũng có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, làm bậc con cháu thì cũng nên chú ý phần mộ của tổ tiên, điều nay không chỉ thể hiện lòng tôn kính mà cũng là ước nguyện mong cho con cháu tương lai hưng thịnh.