Chuyên gia chia sẻ về chương trình thạc sĩ ngành âm nhạc tại NUS

SingaporeÔng Damien Lim – Giám đốc Nghệ thuật của Ministry of Bellz cho biết, NUS đào tạo toàn diện, từ nghệ thuật đến kỹ năng làm việc, lãnh đạo tổ chức.

Ông Lim theo học chương trình thạc sĩ Master of Music Leadership (MMusL) tại Nhạc viện Yong Siew Toh, Đại học Quốc gia Singapore (NUS).

Trên kênh Youtube của nhạc viện, ông chia sẻ hành trình học tập tại đây là quãng thời gian học hỏi, cải thiện bản thân để trở thành một nhà lãnh đạo và quản lý hiệu quả cho Ministry of Bellz, tổ chức phi lợi nhuận hoạt động với mục tiêu xây dựng cộng đồng, phát triển bộ môn handbell – nhạc cụ chuông lắc tay nổi tiếng tại Singapore. Đồng thời, việc học MMusL cho phép ông suy ngẫm về những gì đã làm, nên làm và có thể thực hiện trong tương lai.

Ông Damien Lim, Giám đốc Nghệ thuật của Ministry of Bellz. Ảnh: Nhạc viện Yong Siew Toh

Ông Damien Lim, Giám đốc Nghệ thuật của Ministry of Bellz. Ảnh: Nhạc viện Yong Siew Toh

Theo ông, nếu người đứng đầu không chịu học hỏi, phát triển, tổ chức khó có thể phát triển. Trong hơn 20 năm không đi học, việc quay trở lại với giảng đường với Lim là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời.

“Tôi không hối hận chút nào. Các giảng viên rất gần gũi, thân thiện. Họ biết học viên đang gặp những thách thức gì để lên một giáo án, phương pháp giảng dạy phù hợp, từ đó, đưa ra biện pháp giải quyết vấn đề”, Giám đốc Nghệ thuật của Ministry of Bellz nói thêm.

Ngoài ông Damien Lim, nhiều nghệ sĩ, nhà lãnh đạo trong ngành âm nhạc tại quốc đảo này cũng xuất thân từ Nhạc viện Yong Siew Toh. Khi theo học các chương trình đào tạo quản lý, nhân sự cấp cao, học viên có thể trải nghiệm tình huống thực tế từ giảng viên, chuyên gia thỉnh giảng, bạn bè và tối ưu thành ưu thế của bản thân. Từ đó, người học có thể có cái nhìn tổng thể hơn về nền âm nhạc đầy màu sắc, tránh những va vấp trong quá trình làm việc.

Chương trình giảng dạy của Master of Music Leadership (MMusL) tập trung vào khả năng kinh doanh và tinh thần đổi mới. Đồng thời, nhạc viên muốn trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng để bắt kịp những thay đổi do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, số hóa ngành âm nhạc và nhu cầu xã hội về năng lực, sự hợp phối hợp giữa các ngành nghề.

Bên cạnh đó, người học được trao quyền để có thể rèn luyện bản thân, trở thành người dẫn đầu ngành công nghiệp âm nhạc trong tương lai với tư duy phản biện trong nhiều lĩnh vực, kiến thức và bộ kỹ năng đa dạng. Học viên cũng có cơ hội tiếp cận với nhiều khoa đào tạo nổi tiếng thế giới tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS).

Một lớp học tại Nhạc viện Yong Siew Toh. Ảnh: Nhạc viện Yong Siew Toh

Một lớp học tại Nhạc viện Yong Siew Toh. Ảnh: Nhạc viện Yong Siew Toh

Chương trình học của nhạc viện cũng cho phép sinh viên kết nối với cộng đồng âm nhạc thông qua các đối tác uy tín trong lĩnh vực nghệ thuật tại Singapore và trên thế giới; nâng cao bộ kỹ năng để sẵn sàng bước vào môi trường làm việc toàn cầu.

Tiến sĩ Peter Tornquist – Viện trưởng của Nhạc viện Yong Siew Toh từng chia sẻ, ông lớn lên ở nhiều quốc gia khác nhau như Thụy Điển, Thụy Sĩ và Brazil trước khi định cư ở Na Uy. Điều này cho ông góc nhìn rộng hơn và trân trọng sự đa dạng văn hóa.

Do đó, khi chuyển đến Singapore, ông đưa nhạc viện hoạt động với tư duy quốc tế và sự pha trộn sôi động giữa các nền văn hóa.

Thiên Minh

Độc giả có thể tìm hiểu thêm về các chương trình học Thạc sĩ hoặc gửi câu hỏi đến email [email protected].