Theo một báo cáo từ công ty bất động sản toàn cầu JLL, phân khúc bất động sản hậu cầu và công nghiệp tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ chứng kiến nhiều thông tin tích cực hơn trong năm 2023.
Mới đây, công ty dữ liệu bất động sản toàn cầu JLL đã công bố triển vọng đối với phân khúc bất động sản hậu cần và công nghiệp tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2023.
Theo JLL, phân khúc này sẽ đón nhận nhiều thông tin tích cực hơn là tin tức tiêu cực. Chẳng hạn, nhu cầu liên quan tới thương mại điện tử trong khu vực vẫn đang tăng lên và được dự đoán tiếp tục là động lực chính trong dài hạn với nhu cầu không gian kho bãi, đặc biệt là ở châu Á, nơi vẫn còn nhiều cơ hội cho câu chuyện tăng trưởng.
Triển vọng dài hạn thuận lợi đã thúc đẩy sự bùng nổ kế hoạch xây dựng bất động sản công nghiệp ở một số nơi trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. JLL ước tính 25,9 triệu m2 nguồn cung mới dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng riêng trong năm 2023 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp.
Điều này có nghĩa là phân khúc bất động sản hậu cần và công nghiệp của khu vực châu Á – Thái Bình Dương có thể nhận đầu tư thêm khoảng 36 tỷ USD vào năm 2023, nguồn vốn có khả năng cung cấp một con đường cho các nhà đầu tư từng bị loại ra bên lề vì thiếu dự án có sẵn để tham gia.
Nhu cầu với phân khúc bất động sản hậu cần và công nghiệp, kết hợp với việc chi phí xây dựng và lãi suất tăng có thể dẫn đến sự điều tiết đối của nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản với thị trường bất động sản nói chung trong tương lai vì các dự án nhà ở có khả năng bị trì hoãn.
Mặc dù nhu cầu đang tăng cao, song tình trạng thiếu nguồn cung mặt bằng phù hợp kết hợp với yếu tố các doanh nghiệp kỳ vọng về khả năng tiêu thụ ổn định sẽ vẽ nên một bức tranh về tăng trưởng giá thuê với phân khúc bất động sản hậu cần và công nghiệp trong khu vực.
Ví dụ, hai thành phố Sydney và Melbourne của Úc được dự báo sẽ có mức thay đổi giá thuê bất động sản hậu cần và công nghiệp tăng 25% vào năm 2023, trong khi giá thuê dự kiến sẽ tăng từ 5% đến 10% ở Singapore, Bắc Kinh và Tokyo, theo dữ liệu từ JLL.
Câu chuyện về giá thuê tăng cùng với áp lực lạm phát lớn hơn đang ủng các doanh nghiệp tăng cường áp dụng tự động hóa và công nghệ để giúp giảm thiểu chi phí hoạt động và tăng hiệu quả. Đây không chỉ là một chủ đề cho năm 2023, mà còn là trọng tâm của việc cân nhắc về vấn đề tài cấu trúc dài hạn hơn đối với các hoạt động đầu tư bất động sản.
Quy mô của thị trường tự động hóa kho hàng toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 14 tỷ USD vào năm 2020 lên 26,2 tỷ USD vào năm 2025, theo ước tính của Statistia. Điều này tương đương với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 13,4%, cao hơn đáng kể so với tốc độ CAGR 8,7% trong giai đoạn 5 năm trước.