Loài cây cảnh mà chúng tôi muốn đề cập đến chính là lan hồ điệp. Lan hồ điệp được người yêu hoa mệnh danh là “nữ hoàng của các loài hoa lan” và là loại hoa lễ hội đặc trưng trong Tết Nguyên đán.
Những bông hoa rực rỡ muôn màu, xòe ra chấp chới như những cánh bướm mang lại mùa xuân vào nhà bạn.
Cây cảnh nở hoa rực rỡ, nhiều màu nên rất được ưa thích
Cây cảnh này nở hoa vào mùa đông, nên mỗi dịp Tết Nguyên đán sẽ có một số lượng lớn lan hồ điệp được bán trên thị trường và nhiều người yêu hoa sẽ mua một vài chậu về trưng bày trong nhà.
Tuy nhiên, do nhiều người chưa quen với thói quen chơi lan hồ điệp nên thường nuôi nó sau dịp Tết là mang bỏ đi, điều này thực sự đáng tiếc.
Tuy nhiên, mọi người thường không biết cách chăm sóc nên khi mùa hoa tàn là vứt cây cảnh đi
Để chăm sóc lan hồ điệp thật tốt để Tết sang năm bạn có thể có chậu hoa tuyệt đẹp mà không cần mất tiền mua, bạn có thể ghi nhớ “4 không” dưới đây.
Chỉ cần làm theo những hướng dẫn này là cây cảnh sẽ không bị chết, phát triển mạnh mẽ, lá xanh mướt không bị úa vàng, hoa nở cho đến khi hết mùa xuân và Tết sang năm sẽ nở mùa hoa mới.
1. Không tưới nước thường xuyên cho cây cảnh
Hầu hết cây cảnh lan hồ điệp trong chậu chúng ta mua ngoài chợ đều được trồng bằng rêu sphagnum. Loại rêu này có thể thay thế đất truyền thống cho lan hồ điệp.
Ưu điểm của rêu sphagnum là trọng lượng nhẹ và khả năng thoáng khí tốt, có lợi cho sự phát triển và vận chuyển của bộ rễ lan hồ điệp.
Đừng tưới quá nhiều nước cho cây cảnh
Tuy nhiên, rêu sphagnum cũng có khả năng giữ nước mạnh, lâu ngày không bị khô sau khi tưới nước. Do đó, tưới nước thường xuyên sẽ làm rêu sphagnum quá ẩm ướt dễ dẫn đến thối rễ cây cảnh.
Đối với lan hồ điệp trồng bằng rêu nước, bạn phải chú ý kiểm soát việc tưới nước. Thông thường, bạn chỉ cần giữ cho rêu nước hơi ẩm, không quá ướt.
Trước khi tưới nước cho rêu sphagnum, hãy dùng tay chạm vào bề mặt của rêu sphagnum, nếu thấy rêu khô mới tưới nước. Nếu cảm thấy ẩm ướt thì không cần tưới nước.
Không thay chậu cây cảnh ngay để tránh làm hại rễ
2. Không thay chậu cây cảnh ngay lập tức
Trong dịp Tết Nguyên đán, tất cả lan hồ điệp ở chợ hoa đều nở rộ. Vì vậy đừng vội thay chậu sau khi mua về nhà. Nếu thay chậu ngay thì dù kỹ thuật thay chậu của bạn có tốt đến đâu thì ít nhiều cũng làm tổn thương một phần bộ rễ.
Sau khi bộ rễ của cây cảnh bị tổn thương, nó không thể tiếp tục hút chất dinh dưỡng và nước cho cây một cách bình thường, nụ hoa của lan hồ điệp sẽ bị rụng do không đủ chất dinh dưỡng, làm giảm đáng kể thời gian ra hoa.
Nếu muốn thay chậu cho cây cảnh này, bạn có thể đợi cho đến khi tất cả các bông hoa khô héo, sau đó thay chậu khi nhiệt độ ấm lên vào mùa xuân.
3. Đừng để cây cảnh bị lạnh
Lan hồ điệp có nguồn gốc từ các khu rừng mưa nhiệt đới ở Brazil và Chile, nơi có khí hậu ấm áp và ẩm ướt quanh năm. Chúng đã phát triển thói quen thích môi trường ấm áp.
Đừng để cây cảnh bị cảm lạnh
Nếu nhiệt độ quá thấp, lá và cành của cây cảnh này sẽ bị chết cóng, lá chuyển sang màu vàng và héo, hoa cũng nhanh héo, thậm chí có thể bị chết cóng trực tiếp.
Vào mùa đông, lan hồ điệp phải được giữ trong phòng ấm áp và nhiệt độ tối thiểu trong nhà không được thấp hơn 10 độ C.
Giữ thông khí tốt cho cây cảnh
4. Không để cây cảnh kín hơi
Một số người thích đặt lan hồ điệp trong môi trường thông gió kém như phòng tắm và phòng ngủ. Lan hồ điệp được giữ ở những nơi này trong một thời gian dài có thể có những đốm vàng và đen trên lá.
Trong trường hợp nghiêm trọng, lá và gốc của cây cảnh sẽ bị thối. Do môi trường quá kín, không khí không được lưu thông nên lá cây và đất dễ sinh sôi các loại vi khuẩn khiến lan hồ điệp bị nhiễm vi khuẩn và mắc bệnh.
Để duy trì cây cảnh này trong nhà vào mùa đông, hãy cố gắng đặt chúng trong phòng có không gian rộng hơn và không khí lưu thông tốt hơn.
Đồng thời thường xuyên mở cửa sổ để thông gió. Khi mở cửa sổ, lưu ý không đặt cây cảnh gần lỗ thông gió, kẻo bị gió lạnh thổi vào gây tê cóng.