Các nhà đầu tư bất động sản nên chuyển từ “đi bộ” sang “chạy bộ”

Các nhà đầu tư được khuyến khích chuyển đổi trạng thái để đón đầu những cơ hội mới của thị trường khi Q1/2023 kết thúc.

https://www.jll.co.in/images/apac/india/research/jll-office-market-update-q1-2022-social-1200x628.jpg

Vào năm 2022, phần lớn các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã nâng trần lãi suất để đối phó với mức lạm phát tăng vọt, chấm dứt giai đoạn tiền rẻ kéo dài hàng thập kỷ đã mang lại hàng tỷ đô la lợi nhuận cho giới đầu tư. Động thái này đã dẫn đến nhiều biến động trên thị trường bất động sản, bao gồm cả quá trình tái định giá tài sản.

Quý đầu tiên của năm 2023 đang mang lại những dấu hiệu tích cực hơn, bất chấp nhiều yếu tố không chắc chắn và biến động vẫn còn tồn tại. Do đó, các chuyên gia tin rằng đây là thời điểm thích hợp để các nhà đầu tư tăng dần hoạt động nhằm đón đầu thời cơ.

Dấu hiệu đầu tiên nằm ở các yếu tố cơ bản vẫn mạnh mẽ của thị trường. Tỷ lệ cho thuê tăng trưởng tốt, mặc dù vẫn ở mức vừa phải đối với một số loại hình, được củng cố bởi tỷ lệ lấp đầy cao và nguồn cung hạn chế do hoạt động xây dựng chậm lại, chi phí tài chính, nhân công và nguyên vật liệu tăng lên.

Do lạm phát đang đạt đỉnh ở hầu hết các thị trường và các ngân hàng trung ương được dự báo sẽ nới lỏng dần chính sách, ngành bất động sản có thể được hưởng lợi ở giai đoạn tiếp theo.

Khi lãi suất ổn định, lượng giao dịch bất động sản sẽ tăng lên, bao gồm cả nguồn vốn đổ vào thị trường qua các thương vụ M&A. Chênh lệch giá mua-giá bán đang thu hẹp dần và lượng giao dịch sẽ tăng lên khi tỷ suất lợi nhuận có triển vọng tích cực hơn.

Các kịch bản kinh tế vĩ mô cũng đang trở nên bớt tiêu cực hơn trước. Rủi ro về tình trạng thiếu năng lượng nghiêm trọng ở châu Âu đang giảm dần, thị trường lao động triển vọng của Hoa Kỳ vẫn thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ nâng cao động lực tăng trưởng trên khắp châu Á và thế giới.

Bất chấp các biến động tiếp diễn vào năm 2023, nhiều chuyên gia cho rằng việc “chờ bắt đáy” là không cần thiết, đặc biệt là khi chỉ có thể xác định mức đáy của thị trường sau khi nó đã đi qua. Vốn sẽ tiếp tục đổ vào các bất động sản có chất lượng cao và ở vị trí tốt. Do mức định giá vẫn đang thấp, năm 2023 và 2024 sẽ là cơ hội rất tốt cho các quỹ đầu tư bất động sản.

Năm 2023 cũng là năm mà các đơn vị cấp tín dụng bất động sản có nhiều lợi thế. Những người cho vay lớn, bao gồm cả ngân hàng và quỹ đầu tư, vẫn đang hành động thận trọng, do đó thị trường vốn vẫn còn đình trệ. Trong bối cảnh này, họ có quyền lựa chọn rót vốn vào những bất động sản chất lượng cao với lợi suất tốt hơn, mức đòn bẩy thấp hơn và nhiều điều khoản tốt hơn so với một năm trước.

Giai đoạn hiện nay cũng tạo ra các cơ hội hấp dẫn khi chủ sở hữu bất động sản tìm cách tăng tính thanh khoản và cải thiện cấu trúc vốn. Do sự khác biệt về hiệu suất đầu tư ngày càng lớn, khoảng cách giữa người thắng và kẻ thua trong đầu tư sẽ ngày càng nhiều, phụ thuộc vào lựa chọn về lĩnh vực, loại hình và khu vực địa lý.

Tại châu Á – Thái Bình Dương, tốc độ tăng trưởng đang tương đối mạnh và lạm phát ở vừa phải so với Hoa Kỳ và châu Âu. Trên thực tế, cả hai thị trường lớn nhất của khu vực, Trung Quốc và Nhật Bản, đều không phải trải qua mức lạm phát cao hoặc lãi suất tăng theo cách mà Hoa Kỳ và châu Âu phải đối mặt.

Trong khi đó, tăng trưởng mạnh về năng suất và tiêu dùng trong nước tại đã thúc đẩy quá trình mở rộng kinh tế. Các động lực tăng trưởng bao gồm đô thị hóa, người trẻ thuộc thế hệ Gen Y đang bước vào giai đoạn lập gia đình và cần mua nhà, và tầng lớp trung lưu lớn mạnh đều đang thúc đẩy nhu cầu bất động sản. Điều này khiến các chuyên gia cho rằng một số thị trường của khu vực thậm chí sẽ thiếu nguồn cung bất động sản trong dài hạn.