Như câu nói: “Người dựa vào quần áo”, mối quan hệ giữa cây cảnh và con người cũng vậy. Cây cảnh không chỉ đóng vai trò “bảo vệ ngôi nhà” mà còn phản ánh vẻ đẹp của sân vườn và tinh thần của gia chủ.
Ngày nay, các gia đình giàu có vẫn rất chú trọng chọn cây cảnh hợp phong thủy, có ý nghĩa chiêu tài, vượng lộc để trồng ở sân nhà. Những cây cảnh này có tuổi thọ cao, có thể trở thành vật “gia truyền” qua nhiều thế hệ.
Ngày nay, các gia đình giàu có vẫn rất chú trọng chọn cây cảnh hợp phong thủy, có ý nghĩa chiêu tài, vượng lộc để trồng ở sân nhà.
Dưới đây là 5 cây cảnh tốt lành trồng ở sân nhà cực kỳ thanh nhã, có khả năng trấn nhà, vượng khí, càng già càng vương giả.
Hãy xem đó là những cây cảnh nào?
Tùng La Hán là cây lá kim thường xanh, là một loài cây cảnh thuộc họ Thông tre (Podocarpaceae). Người xưa có câu: “Sân có tùng, nhà phú quý”.
Người xưa có câu: “Sân có tùng, nhà phú quý”.
Chúng được trồng nhiều ở các khu danh lam thắng cảnh, sân của gia đình giàu có, các khu biệt thực… Những cây cảnh này tượng trưng cho sức khỏe, tuổi thọ và thịnh vượng.
Đây là cây cảnh mà ngày xưa chỉ có gia đình quyền quý mới trồng. Nó tượng trưng phong thái thanh tao, quyền quý nên thể hiện cho sự giàu sang, phú quý.
Những chậu cây tùng La Hán bonsai khi trồng trong nhà không những mang lại mảng xanh mà còn giúp trấn trạch, xua đuổi điềm xấu và mang lại may mắn cho gia chủ. Gia đình trồng một cây cảnh tùng La Hán tại nhà có thể “trấn trạch”, tránh tài lộc chảy ra ngoài, bảo vệ tài khí cho ngôi nhà.
Đây là cây cảnh tuyệt vời để tạo ra những chậu bonsai cao cấp.
Tùng La Hán có vẻ đẹp uy nghiêm, cành lá xanh tươi bốn mùa, nét duyên dáng tao nhã, sức sống bền bỉ, có thể sống hàng chục thậm chí hàng trăm năm. Khả năng nảy mầm của cây cảnh này cũng mạnh, dễ cắt tỉa, tạo hình.
Đây là cây cảnh tuyệt vời để tạo ra những chậu bonsai cao cấp. Cây cảnh này có thể trồng trong chậu hoặc ở sân vườn. Chúng có thể chịu được cả ánh sáng và bóng râm nhưng nếu có nhiều ánh sáng thì càng phát triển muộn. Tuy nhiên, nếu cây con dưới 1-2 tuổi khi nắng gắt vào mùa hè thì bạn cần che chắn.
Còn vào mùa đông ở những nơi giá lạnh, nhiệt độ xuống thấp thì phải chống giá rét. Tùng La Hán có khả năng chịu được khô hạn nhưng vào mùa hè nắng nóng cần cho chúng uống đủ nước và thường xuyên phun nước lên lá, duy trì đất chậu luôn ẩm nhưng không đọng nước.
Cây cảnh phát triển thành cây cổ thụ rất quý phái, thanh lịch, tràn đầy năng lượng
Cây cảnh này thích được bón phân. Có thể bón phân loãng và thường xuyên bón phân hoai mục vào mùa xuân, hoặc bón một số loại phân phức hợp có hàm lượng đạm cao hoặc phân bánh. Điều này rất tốt cho việc thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của rễ.
Cần sử dụng nước chua tưới nhiều lần trong năm để cải thiện độ pH của đất, ngăn ngừa vàng lá. Như vậy màu lá của cây cảnh sẽ ngày càng xanh tươi, cây khỏe mạnh hơn.
Ngoài ra tùng La Hán mọc thành cây cảnh cổ thụ thì cần cắt tỉa, tạo hình theo sở thích của gia chủ. Bằng cách này, cây cảnh phát triển thành cây cổ thụ rất quý phái, thanh lịch, tràn đầy năng lượng, đồng thời nhìn cũng rất mạnh mẽ, kiêu ngạo, giống như vị thế của gia chủ vậy.
2. Cây cảnh: Phong đỏ
Cây phong đỏ là một cây rụng lá nhỏ. Nó là một loại cây có tán lá đẹp với vẻ ngoài đẹp và màu lá rực rỡ. Vào mùa thu, những chiếc lá phong đỏ rực trở thành sắc màu nồng nàn và lãng mạn nhất của mùa này.
Những cây cảnh này có vẻ đẹp tuyệt vời, tuổi thọ cao.
Trong phong thủy, người ta cho rằng cây phong lá đỏ là bùa hộ mệnh đem lại nhiều sự may mắn, tiền tài, sức khỏe dồi dào cho những ai đang sở hữu nó. Đặc biệt với người mệnh Hỏa, Thổ thì càng hợp với màu đỏ của lá phong.
Bên cạnh đó, lá phong đỏ còn tượng trưng cho mong muốn có được tình yêu, hạnh phúc; được cùng người mình yêu sống bên nhau đến trọn đời.
Trong phong thủy, người ta cho rằng cây phong lá đỏ là bùa hộ mệnh đem lại nhiều sự may mắn, tiền tài,
Những cây cảnh này có vẻ đẹp tuyệt vời, tuổi thọ cao. Lá của chúng đẹp, xếp gọn gàng, cành và thân mảnh mai, duyên dáng, là một ‘thắng cảnh” không thể bỏ qua trong mùa thu.
Cây cảnh này thường được trồng trong sân, bãi cỏ hoặc trồng trong chậu đặt ở phòng làm việc hoặc phòng trà. Trông chúng thật đẹp và thánh thiện, đầy chất lãng mạn, mang đến cho mọi người một cái nhìn tươi sáng, vui tươi, rất lễ hội.
Cây cảnh này có thể trồng trên mặt đất hoặc trồng trong chậu
Cây phong đỏ có bản chất khỏe và không yêu cầu khắt khe về môi trường. Nó không chỉ là cây cảnh trồng ở sân vườn lý tưởng mà còn là nguyên liệu tuyệt vời để làm cây cảnh bonsai.
Cây cảnh này có thể trồng trên mặt đất hoặc trồng trong chậu với tạo hình tinh xảo, phối với với nhiều tiểu cảnh như rêu, đá… và các phụ kiện trang trí khác để thể hiện sự thanh lịch, tao nhã, tinh tế của gia chủ.
3. Cây cảnh: Hoa giấy
Hoa giấy là cây cảnh rất phổ biến, được trồng ở nhà lẫn ngoài phố, ở cả nhà giàu và nhà nghèo. Cây cảnh này tượng trưng cho lòng nhiệt huyết, sự kiên trì, đấu tranh ngoan cường.
Cây hoa giấy là cây thân leo với cành lá xum xuê nên theo phong thủy, loài cây này tượng trưng có sự che chở, đủ đầy và hạnh phúc trọn vẹn.
Cây cảnh hoa giấy là cây thân leo với cành lá xum xuê nên theo phong thủy, loài cây này tượng trưng có sự che chở, đủ đầy và hạnh phúc trọn vẹn.
Màu sắc hoa tươi sáng tượng trưng cho may mắn, phát tài, phát lộc. Theo quan niệm dân gian, hoa giấy còn giúp xua đuổi tà ma, ngăn chặn những điềm xấu.
Có rất nhiều loại hoa giấy. Hiện nay trên thế giới có hơn 1.000 giống cây cảnh có giá trị làm cảnh cao. Nó có bản chất mạnh mẽ và một số giống có khả năng chịu lạnh tốt hơn.
Hoa giấy có nhiều màu sắc và rực rỡ, có màu đỏ tươi, đỏ hồng, hồng, tím, vàng cam, trắng. Ở nhiều nơi, hoa giấy nở suốt 4 mùa, tạo nên cảnh sắc rực rỡ vì cả một cây, một vườn lớn chỉ có hoa mà không có lá.
Hiện nay trên thế giới có hơn 1.000 giống cây cảnh có giá trị làm cảnh cao.
Cây cảnh mang đến sinh khí thịnh vượng nên được các gia đình giàu có ưa thích trồng ở sân vườn.
Khi trồng hoa giấy cần chú ý phơi nắng nhiều thì hoa lớn nhanh, nhở nhiều hoa, màu hoa cũng thắm hơn. Cây cảnh này có thể cho leo giàn, trồng thành thác tường hoa hoặc làm cây cảnh bonsai.
4. Cây cảnh: Mộc lan
Hoa mộc lan là một trong những loài hoa quý truyền thống độc đáo. Đây cũng là cây cảnh thường được trồng ở các khu vườn nhà quyền quý, vua chúa thời xưa.
Hiện nay, mộc lan cũng là cây cảnh được ưa thích, được trồng làm cây bóng mát ven đường hoặc sân vườn.
Hoa mộc lan là một trong những loài hoa quý truyền thống độc đáo.
Hoa mộc lan cũng có nhiều loại, nở vào đầu mùa xuân, có màu trắng, hồng, vàng, đỏ hồng…Khi nở rộ, những cánh hoa lớn vô cùng lộng lẫy, màu sắc tươi tắn, trang nhã. tuyệt đẹp và thơm. Nhìn từ xa chúng như những “cây hoa” khổng lồ khiến người người phải rung động.
Bông hoa giống như một con chim đang giang cánh bay lên, rực rỡ, đẹp đẽ và tốt lành!
Hoa mộc lan có ý nghĩa phong thủy tốt, nhiều gia đình, nhà hàng, khách sạn trồng cây hoa mộc lan trước cửa nhà nhằm thu hút tài lộc, may mắn cho gia chủ giúp việc làm ăn buôn bán cũng như công việc luôn được thuận lợi, thăng tiến.
Hoa mộc lan có ý nghĩa phong thủy tốt,
Ngoài ra hoa mộc lan còn là biểu tượng cho sự giàu sang, quý phái nên khi nhìn vào cây hoa này các vị khách ghé thăm nhà cũng biết được quyền lực của chủ nhà.
Cây cảnh này có khả năng chống lạnh nhất định, dáng cây cao và đẹp, khả năng thích ứng mạnh, sinh trưởng nhanh, lượng hoa nở nhiều.
Cây cảnh này có khả năng chống lạnh nhất định
Chúng có hương hoa tươi mát, trang nhã, lộng lẫy mà không thô tục, đơn giản mà cao quý, rất thích hợp để trồng trong sân.
Nếu thích, bạn có thể trồng một cây mộc lan trong sân. Tuy nhiên chú ý trồng nơi nhiều nắng và cao ráo. Hoa mộc lan thích phân bón, khi trồng cần bón lót đầy đủ. Tốt nhất là sử dụng loại đất cát pha hơi chua, có tầng mùn sâu, tơi xốp, màu mỡ, thoát nước tốt để trồng cây cảnh này.
5. Cây cảnh: Hoàng dương
Người xưa cũng có câu: “Gia đình có cây hoàng dương, rường cột bao thế hệ”. Đó là vì hoàng dương là một loài cây gỗ rất quý. Cây nhỏ giá rất rẻ nhưng khi chúng lớn lên có thể thu hoạch làm đồ nội thất thì sẽ bán đắt như vàng.
Cây nhỏ giá rất rẻ nhưng khi chúng lớn lên có thể thu hoạch làm đồ nội thất thì sẽ bán đắt như vàng.
Thời xưa, đồ nội thất và đồ chơi làm bằng gỗ hoàng dương chỉ có trong nhà của các gia đình giàu có, hoàng thân, quý tộc chứ dân thường không thể mua được.
Tốc độ sinh trưởng của cây hoàng dương rất chậm. Có câu nói: “Cây hoàng dương ngàn năm khó trồng”. Sau khi gỗ hoàng dương trưởng thành, gỗ mịn màng, đường vân tinh tế, màu sắc trang trọng và tự nhiên, mang đến cho người nhìn vẻ đẹp giản dị và trang nhã.
Tốc độ sinh trưởng của cây hoàng dương rất chậm.
Các đồ vật làm từ gỗ hoàng dương trong phong thuỷ có tác dụng thanh lọc không khí. Hút khí độc và chắn phong thuỷ, khử tà khí. Mùi thơm của gỗ dịu nhẹ tạo cảm giác thư thái, giảm căng thẳng stress. Đem lại may mắn cho mọi người.
Trồng cây cảnh hoàng dương trong nhà cũng có ý nghĩa chắn phong thủy, khử tà khí, đem lại may mắn cho gia đình.
Cây hoàng dương cũng là một trong “tứ đại cao thủ” của cây cảnh bonsai. Trong dân gian, hoàng dương từ xa xưa đã được coi là “gỗ vàng trên cây”, là cây “trấn trạch, bảo nhà”, mang lại tài lộc cho gia chủ.
Cây hoàng dương cũng là một trong “tứ đại cao thủ” của cây cảnh bonsai.
Nói chung cây hoàng dương lá to dùng để lấy gỗ thường được trồng dưới đất, sinh trưởng nhanh; trong khi cây cảnh thường chọn lá nhỏ, tuy tốc độ sinh trưởng chậm nhưng rất tinh xảo.
Cây cảnh trồng lâu năm càng đẹp, có giá trị về mặt kinh tế, có thể coi như một thứ “gia truyền” truyền từ đời này sang đời khác.
(Theo Inf.news)