Quy định về danh mục hàng hóa nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và nội dung tập huấn an toàn, vệ sinh lao động

Dưới đây là một số quy định về danh mục hàng hóa nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và nội dung tập huấn an toàn, vệ sinh lao động

 Căn cứ quy định tại Thông tư số 37/2020/TT-BCT, ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Bộ Công thương

 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

– Quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển; yêu cầu về đóng gói, phương tiện chứa đối với hàng hóa nguy hiểm; phương án ứng cứu khẩn cấp và tập huấn người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương quy định tại Điều 24 Nghị định số 42/2020/NĐ-CP.

– Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và các tổ chức cá nhân có liên quan đến vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt trên lãnh thổ Việt Nam.

 Danh mục hàng hóa nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển

Danh mục hàng hóa nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển là Danh mục được quy định tại Phụ lục I của Thông tư này (sau đây gọi là Danh mục).

 Yêu cầu về biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm

Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm thực hiện theo quy định tại Điều 7, Phụ lục I và Phụ lục III Nghị định số 42/2020/NĐ-CP.

Công ty Cổ phần Quốc tế BHL Group huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty TNHH First Rubber Việt Nam, tỉnh Vĩnh Phúc.

Công ty Cổ phần Quốc tế BHL Group huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty TNHH First Rubber Việt Nam, tỉnh Vĩnh Phúc.


 Yêu cầu về đóng gói hàng hóa nguy hiểm

–  Trừ các loại hàng hóa nguy hiểm loại 2, hàng hóa nguy hiểm dạng rắn, lỏng được đóng gói theo 3 mức quy định tại cột 6, Danh mục như sau:

+ Mức rất nguy hiểm biểu thị bằng số I (PG I).

+ Mức nguy hiểm biểu thị bằng số II (PG II).

+ Mức nguy hiểm thấp biểu thị bằng số III (PG III).

Quy định cụ thể về mức đóng gói tại Phụ lục II Thông tư này.

–  Mã đóng gói hàng hóa nguy hiểm quy định tại cột 9 Danh mục. Các yêu cầu về vật liệu, điều kiện đóng gói và chi tiết quy cách đóng gói hàng hóa nguy hiểm tương ứng với từng mã đóng gói quy định tại Phụ lục III Thông tư này.

– Tổ chức sản xuất hoặc người vận tải hàng hóa nguy hiểm phải đóng gói hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Thông tư này, các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng đã được ban hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định cụ thể về đóng gói vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

 Yêu cầu về kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định phương tiện chứa

+ Phương tiện chứa hàng hóa nguy hiểm được kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định trước khi đóng gói theo quy định của pháp luật hiện hành.

+ Phương tiện chứa chịu áp lực, thuộc Danh mục máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định.

 Hàng hóa nguy hiểm yêu cầu bắt buộc phải có người áp tải

Yêu cầu bắt buộc phải có người áp tải đối với việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có khối lượng lớn hơn mức quy định tại cột 7 Danh mục.

 Ứng cứu khẩn cấp

– Việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm với khối lượng lớn hơn khối lượng quy định tại cột 7 Danh mục, yêu cầu phải lập phương án ứng cứu khẩn cấp; nội dung phương án ứng cứu khẩn cấp quy định tại Phụ lục IV Thông tư này.

-Trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không thuộc khoản 1 Điều này, phải có hướng dẫn xử lý sự cố tràn đổ, rò rỉ hoặc cháy nổ đối với hàng hóa đang vận chuyển.

– Phương án ứng cứu khẩn cấp hoặc hướng dẫn xử lý sự cố phải được mang theo trong khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và do người điều khiển phương tiện quản lý, cất giữ ở vị trí dễ thấy trên buồng lái phương tiện vận chuyển.

– Người điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải phải hiểu rõ nội dung phương án ứng cứu khẩn cấp hoặc hướng dẫn xử lý sự cố, thực hiện các thủ tục ứng cứu và sử dụng thành thạo các trang thiết bị xử lý sự cố cháy, tràn đổ, rò rỉ. Trước mỗi lần vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, người điều khiển phương tiện phải rà soát kiểm tra các trang thiết bị cảnh báo, xử lý sự cố.

Đối tượng, nội dung, hình thức và thời gian tập huấn

– Đối tượng tập huấn: Người điều khiển phương tiện, thủ kho, người áp tải, người xếp dỡ hàng hóa khi tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

– Nội dung tập huấn

+ Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

+ Tính chất nguy hiểm hàng hóa cần vận chuyển; biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm trên phương tiện chứa, vận chuyển.

+ Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển, bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm.

+ An toàn trong xếp, dỡ, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; các biện pháp, thủ tục cần thực hiện khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường vận chuyển.

+ Phương án ứng cứu khẩn cấp.

+ Hình thức và thời gian tập huấn

+ Hình thức tập huấn:Tập huấn lần đầu. Tập huấn định kỳ: 02 năm. Tập huấn lại: Được thực hiện khi có thay đổi hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển hoặc khi người lao động nghỉ việc từ sáu tháng trở lên hoặc khi kiểm tra không đạt yêu cầu.

+ Thời gian tập huấn: Tập huấn lần đầu: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra. Tập huấn định kỳ: Bằng một nửa thời gian huấn luyện lần đầu.Tập huấn lại: Tối thiểu 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

+ Tập huấn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các hoạt động huấn luyện an toàn khác được pháp luật quy định.

Người lao động Công ty TNHH First Rubber Việt Nam làm bài kiểm tra sau khi kết thúc khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Người lao động Công ty TNHH First Rubber Việt Nam làm bài kiểm tra sau khi kết thúc khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.


 Tiêu chuẩn người tập huấn

Người tập huấn cho người điều khiển phương tiện, người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa khi tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với chuyên ngành tập huấn.

 Đánh giá kết quả và lưu giữ hồ sơ tập huấn

– Người vận tải hoặc các tổ chức huấn luyện được người vận tải thuê tập huấn chịu trách nhiệm kiểm tra để đánh giá kết quả tập huấn đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

–  Người thuê vận tải hoặc các tổ chức huấn luyện được người thuê vận tải thuê tập huấn chịu trách nhiệm kiểm tra để đánh giá kết quả tập huấn đối với người áp tải, người xếp, dỡ, thủ kho.

– Quy định về kiểm tra

+ Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nội dung tập huấn.

+ Bài kiểm tra đạt yêu cầu phải đạt điểm trung bình trở lên.

–  Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc tập huấn, người vận tải hoặc tổ chức huấn luyện ban hành quyết định công nhận kết quả tập huấn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn.

–  Hồ sơ tập huấn bao gồm:

+ Tài liệu tập huấn.

+ Danh sách đối tượng tập huấn với các thông tin và chữ ký xác nhận tham gia tập huấn theo mẫu tại Phụ lục VI.

+ Thông tin về người tập huấn bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD/ hộ chiếu, nghề nghiệp, đơn vị công tác.

+ Nội dung và kết quả kiểm tra tập huấn.

+ Quyết định công nhận kết quả kiểm tra tập huấn theo mẫu tại Phụ lục VII.

– Người vận tải hàng hóa nguy hiểm có trách nhiệm lưu giữ đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 5 Điều này đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.

– Người thuê vận tải hàng hóa nguy hiểm có trách nhiệm lưu giữ đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 5 Điều này đối với áp tải, người xếp, dỡ, thủ kho và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.

– Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn theo mẫu tại Phụ lục V và có giá trị trong thời hạn 02 (hai) năm.