Nhiều người trồng cây cảnh, ra chợ thấy hoa nở rực rỡ là xách ngay về nuôi. Nhưng bạn phải chút “tay nghề” mới có thể duy trì cây cảnh phát triển tươi tốt được.
Chợ hoa ngày càng nhiều hoa, nhìn vẻ ngoài sặc sỡ là muốn xách về nhà nuôi, phải có chút “tay nghề” mới dọn được ban công rực rỡ như vậy.
Mỗi người yêu cây cảnh đều có kinh nghiệm trồng cây, mỗi người đều có những cây cảnh, loài hoa ưa thích của riêng mình.
Những cây cảnh này thực sự là “bình dấm” tiêu biểu.
Nếu bạn trồng những cây cảnh này thì bạn cần cho chúng uống “nước chua” thường xuyên, lá sẽ xanh tươi và hoa sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.
Những cây cảnh này thực sự là “bình dấm” tiêu biểu.
1. Cây cảnh: Hoa trà
Hoa trà (tên tiếng Anh là Camelia) là cây cảnh được nhiều người yêu thích. Nó là loài hoa rất đẹp, sang trọng, đa dạng về màu sắc, giúp cho người yêu hoa có rất nhiều lựa chọn.
Về ý nghĩa phong thủy: hoa trà có màu đỏ màu của sự may mắn và lạc quan, tràn ngập sức sống cho những ngày đông lạnh lẽo và ảm đạm.
Chính vì thế, trưng một bình hoa trà trong nhà sẽ giúp gia chủ có thêm động lực để phấn đấu, và tự nâng cao tinh thần của bản thân.
Hoa trà đặc biệt thích “ăn dấm”, cần chăm sóc đặc biệt, cắt tỉa thường xuyên, mỗi tháng tưới “nước chua” một lần.
Chỉ cần như vây, lá của hoa trà sẽ xanh đen, sáng bóng, hoa nở nhiều và mỗi bông hoa đều có kích thước lớn.
2. Cây cảnh: Đỗ quyên
Đỗ quyên (tên khoa học là Rhododendron) là loài hoa truyền thống nổi tiếng. Màu sắc của hoa rất lộng lẫy, đa dạng, số lượng hoa nở nhiều.
Màu sắc của hoa đỗ quyên rất lộng lẫy, đa dạng, số lượng hoa nở nhiều.
Cây cảnh này đặc biệt thích nở hoa, đó là lý do khiến nhiều người nhìn thấy chũng là mê. Nhìn chúng là thấy niềm vui, may mắn và lễ hội.
Trong phong thủy, cây đỗ quyên là loại cây tốt nhất dùng để xua tan những tà khí độc hại mang đến luồng sinh khí mới và hồng vận cho gia chủ.
Hoa đỗ quyên rất cần chăm sóc cẩn thận. Khi bạn mua một chậu đỗ quyên ở cửa hàng về, chúng thường có những bông hoa hoàn hảo bởi vỉ chúng được trồng ở môi trường hoàn hảo, người trồng có kinh nghiệm, kiểm soát chặt nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng và thuốc thúc hoa nở.
Tuy nhiên, khi về nhà nếu chất dinh dưỡng mà bạn cấp không đủ để cây cảnh nuôi dưỡng hoa thì chỉ một thời gian ngắn là cây cảnh bị tàn lụi, hoa rụng, lá héo.
Cách tốt nhất là cắt bỏ một nửa nụ hoa sau khi chuyển cây cảnh này về nhà. Dù bạn không được thưởng thức vẻ đẹp viên mãn của cây cảnh đỗ quyên nở đầy hoa nhưng với cách này bạn có thể bảo vệ để chúng sống khỏe mạnh.
Cuối cùng, thường xuyên phun “nước axit chua” để đảm bảo độ pH của đất cũng là bí quyết giúp đỗ quyên phát triển mạnh mẽ. Nếu không cây cảnh sẽ nhanh chóng rụng nụ và héo vàng.
3. Cây cảnh: Cẩm tú cầu
Cẩm tú cầu cũng là một cây cảnh ưa thích môi trường hơi chua. Bất kể là cây trồng dưới đất hay cây trồng trong chậu, thường xuyên đổ một ít nước có tính axit có thể cải thiện hiệu quả độ pH của đất, khiến cây cảnh phát triển nhanh hơn.
Nước chua là hòa axit xitric hoặc giấm không muối vào nước thường và tưới cho cây cảnh.
Nếu bạn có một khoảng sân nhỏ và trồng nhiều hoa cẩm tú cầu, bạn cũng có thể sử dụng sự thay đổi độ pH để tạo màu cho hoa cẩm tú cầu. Ngay cả khi bạn thất bại trong việc chuyển màu hoa thì “nước chua” cũng giúp hoa cẩm tú cầu to và đẹp mắt hơn.
Nước chua là hòa axit xitric hoặc giấm không muối vào nước thường và tưới cho cây cảnh sẽ giúp cây xanh tốt hơn. Bạn hãy nhớ kỹ là không được pha muối vào dung dịch nước chua này, dù bạn dùng giấm gạo hay giấm hoa quả.
Nếu bạn có một khoảng sân nhỏ và trồng nhiều cây cảnh cẩm tú cầu, bạn cũng có thể sử dụng sự thay đổi độ pH để tạo màu cho hoa cẩm tú cầu.
Nếu thấy lá cẩm tú cầu có hiện tượng vàng lá thì phải dùng dung dịch sắt sunfat. “Nước chua” thích hợp để phun lâu dài cho cây cảnh nhưng không cấp cứu được cây cảnh sắp chết.
Đối với trường hợp khẩn cấp thì tùy cơ ứng biến, pha dung dịch sắt sunfat với liều lượng theo hướng dẫn để tưới cho cây ngay.
4. Cây cảnh: Hoa nhài
Hoa nhài nở từ đầu mùa hè đến cuối mùa thu, nếu nhiệt độ trong nhà thích hợp có thể nở hoa liên tục, điều kiện quan trọng giúp cây cảnh này ra hoa là đất hơi chua.
Chỉ cần bạn thường xuyên tưới hoa nhài bằng “nước chua” thì sẽ tránh được việc đất bị kiềm hóa.
Nhiều cây nhài được cắt tỉa tại chỗ, bón thúc ra hoa kịp thời, tưới đủ nước nhưng hoa không nở nhiều, có nở cũng rất thưa. Nếu bạn gặp tình trạng như vậy thì hãy xem đất trồng trong chậu. Xem đất có bị kiềm hóa, trở nên quá cứng hay không?
Chỉ cần bạn thường xuyên tưới hoa nhài bằng “nước chua” thì sẽ tránh được việc đất bị kiềm hóa. Nhớ là không nên tưới quá nhiều, nửa tháng mới tưới một lần và nửa năm sau mới thay chậu cho cây cảnh mới bắt đầu tưới.
Nếu bạn tưới “nước chua” mà vẫn không thúc đẩy cây cảnh ra hoa thì cần phải thay chậu, thêm đất cho cây cảnh, có như vậy cây cảnh mới bung nở hoa.
5. Cây cảnh: Dành dành
Cây cảnh dành dành là một “bình” dấm” đích thực. Yêu cầu về đất của nó rất nghiêm khắc, nếu độ PH không đạt tiêu chuẩn thì lập tức cây cảnh sẽ bị vàng lá, rụng lá.
Dung dịch này có thể nhanh chóng làm giảm bớt lá vàng của cây dành dành.
Nếu bạn phát hiện bề ngoài của cây dành dành biến đổi, gân lá có màu xanh lục, mặt lá có màu vàng, đó là do cây cảnh bị thiếu sắt, cách tốt nhất là tưới dung dịch sắt sunfat.
Dung dịch này có thể nhanh chóng làm giảm bớt lá vàng của cây dành dành. Ngoài việc sử dụng sắt sunfat để thấy kết quả ngay lập tức, bạn có thể thường xuyên đổ một ít “nước chua” để đảm bảo độ pH cho đất chậu của cây cảnh dành dành!
Các nước chua như nước chanh, giấm không muối… đều rất tốt cho dành dành. Khi tưới có thể chỉ cần cho từ ba đến năm giọt, nửa tháng tưới một lần. Điều này sẽ đảm bảo lá cây cảnh xanh thắm, hoa trắng muốt.