Cây dâu tằm
Cây dâu tằm là “tiên dược” trời ban. Mọi bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc chữa bệnh, từ vỏ, rễ, cành… Đặc biệt, quả dâu tằm có thể ăn được, thường được ngâm với đường để pha nước uống hoặc làm kẹo, làm mứt.
Tuy nhiên, người xưa kiêng không trồng cây dâu tằm trong nhà vì nó mang ý nghĩa không tốt lành. Trong tiếng Hán, tên cây dâu tằm đọc là “tang” khiến nhiều người liên tưởng đến sự tang tóc.
Vì vậy, loại cây này được cho là mang âm khí nặng, đem đến những điều không hay cho gia đình. Do đó, người ta sẽ không trồng cây dâu tằm trước nhà để tránh thu hút những điều xui xẻo.
Cây liễu
Trong tiếng Hán, cây liễu có phát âm gần giống với từ “lưu”, nghĩa là đỏ, chảy đi. Vì vậy, cây này mang ý nghĩa tán gia, bại sản, không giữ được của.
Ngoài ra, từ lâu, loại cây này thường được so sánh với hình ảnh người con gái có số phận trôi nổi, không may mắn.
Theo quan niệm phong thủy, cây liễu thuộc về phần âm, có khả năng hút âm khí không tốt vào nhà.
Cây đa
Cây đa là loại cây lớn, có thể tạo bóng mát, giúp che chắn ánh mặt trời và đưa gió vào nhà. Tuy nhiên, loại cây này lại không thích hợp để trồng trong sân nhà hay vườn.
Trong phong thủy, cây đa được xếp vào nhóm cây ngũ quỷ, là không gian trú ngụ của những thứ không hay. Cây đa trồng trong nhà thì gia đình dễ bị rút hết tài vận, gặp nhiều điều không may mắn.
Những cây đa có kích thước lớn thường chỉ xuất hiện ở những khu vực công cộng như đầu làng hoặc được trồng trong các chùa, các khu di tích.
Cây gạo
Cây gạo cũng là một loại cây thuộc nhóm ngũ quỷ, không nên trồng trong nhà.
Người xưa thậm chí còn có câu “thần cây đa, ma cây gạo”. Cây gạo thường được gắn liền với những thứ không hay. Nếu trồng cây này trong nhà thì gia chủ sẽ gặp nhiều rắc rối, cuộc sống khó khăn, chật vật.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.