Bất động sản “cắt lỗ” vẫn bị ép giảm thêm 40

Tương tự, ông Quốc, ở huyện Bình Chánh đang chào bán lô đất 4.800 m2, với giá 27 tỷ đồng, đã giảm 11 tỷ so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương mức giảm 30%. Tuy nhiên, nhà đầu tư này cho biết nhiều khách có tiềm lực tài chính, sẵn tiền mặt tiếp cận chỉ đưa ra mức giá khoảng 20 tỷ đồng, tức đề nghị giảm 48%. Do không thương lượng được giá cả, giao dịch này cũng chưa hoàn tất.

“Tôi kẹt tiền rao bán lô đất 11 tỷ đồng, đã giảm 30% so với giá thị trường đầu năm 2022, nhưng một số người đi săn đất ngộp khu vực này chỉ đưa ra mức thương lượng 7 tỷ đồng, tức giảm gần 60%” – Ông Trung, NĐT tại Bảo Lộc Lâm Đồng.

Còn ông Trung, chủ một lô đất rẫy cà phê nằm trên đồi tại Bảo Lộc kẹt tiền rao bán 11 tỷ đồng, đã giảm 30% so với giá thị trường đầu năm 2022, song người đi săn đất ngộp khu vực này chỉ đưa ra mức thương lượng 7 tỷ đồng, tức giảm gần 60%. Ông Trung và khách hàng mặc cả nhiều tháng nay nhưng chưa ngã ngũ, giao dịch vẫn ở tình trạng chờ.

Ở khu vực Biên Hòa, Đồng Nai, tình trạng nhà đất ngộp tài chính bán tháo bị ép giá 40-50% cũng diễn ra. Theo đó, chủ 1 căn biệt thự dự án đang bị hoãn tiến độ, kẹt tiền vì chủ đầu tư dừng các thỏa thuận hỗ trợ lãi suất, cho biết đã chào bán căn nhà 12 tỷ đồng (giá hợp đồng) với mức giảm gần 30% nhưng bị khách ngã giá giảm 50% mới thương lượng tiếp.

“Người mua cho rằng chủ đầu tư từng xả hàng chiết khấu 50% cho trường hợp thanh toán một lần tại dự án này, nên họ chỉ đồng ý mua giá 6 tỷ đồng cho căn biệt thự của tôi. Giá bên mua đưa ra quá thấp, tôi tìm phương án khác để giải quyết tài chính”, vị chủ nhà này cho biết.

“Đa phần các tài sản BĐS đều có diện tích rộng hoặc là các biệt thự với giá trị tài chính rất lớn. Những tài sản này thực sự kén khách, việc thanh khoản không dễ dàng khiến giá bị ép giảm 40 – 50% cũng là điều dễ hiểu” – anh Sinh, môi giới BĐS tại Hà Nội.

Tương tự, tại Hà Nội, hàng loạt bất động sản nhà vườn, liền kề, biệt thự tại các khu vực vùng ven thành phố, như tại Ba Vì, Hoài Đức, Đan Phượng, Gia Lâm…, thời gian gần đây cũng tràn lan thông tin rao “bán gấp”, “bán lỗ thu hồi vốn”…