1. Giao dịch viên là gì?
Để biết được công việc Giao dịch viên là gì, bạn hãy nhớ lại một lần nào đó mà bạn đã đến một ngân hàng bất kỳ. Chắc chắn, bạn sẽ tiếp xúc đầu tiên với một đội ngũ ưa nhìn và thân thiện ngồi tại quầy giao dịch gần cửa ra vào của ngân hàng. Họ chính là những người làm vị trí Giao dịch viên.
Tìm hiểu việc làm Giao dịch viên – Ảnh: Internet
Công việc chính của những Giao dịch viên là giao tiếp và tiếp nhận các yêu cầu giao dịch của khách hàng. Trong đó, họ xử lý các công việc cụ thể như gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, xử lý các thông tin về tài khoản và thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng khác phát sinh tại quầy giao dịch trong ngày.
2. Mô tả chi tiết công việc của Giao dịch viên là gì?
Công việc của Giao dịch viên rất đa dạng vì họ phải xử lý nhiều nhu cầu giao dịch khác nhau và kể cả các công việc nội bộ. Dưới đây là những mô tả chi tiết nhất về công việc của Giao dịch viên cần phải làm.
2.1 Tiếp đón, tìm hiểu nhu cầu của các đối tượng khách hàng
Thông thường, khi tới ngân hàng, khách hàng sẽ được nhận số thứ tự để chờ xử lý giao dịch. Sau đó, Giao dịch viên sẽ có nhiệm vụ chào đón và tiếp nhận những yêu cầu của khách hàng. Trong quá trình này, họ cần phải thể hiện thái độ tận tâm để có thể hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng những phương án phù hợp nhất.
2.2 Tư vấn, hướng dẫn khách hàng
Tùy theo nhu cầu hoặc những vấn đề mà khách hàng gặp phải, Giao dịch viên sẽ tiến hành xử lý như sau:
● Hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục giao dịch theo yêu cầu.
● Giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ theo mục tiêu kinh doanh của ngân hàng như mở thẻ tín dụng, vay tín chấp, mở sổ tiết kiệm,…
● Giải đáp các thắc mắc của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng và tìm hiểu thị hiếu tài chính của khách hàng.
● Giải quyết khiếu nại của khách hàng về sự cố khi sử dụng dịch vụ như lỗi chuyển khoản, rút tiền, mất thẻ tín dụng,…
● Phối hợp với các bộ phận khác để hỗ trợ khách hàng xử lý các vấn đề nhanh chóng và kịp thời nhất.
Giao dịch viên tư vấn các sản phẩm tài chính cho khách hàng – Ảnh: Internet
2.3 Thực hiện những thao tác nghiệp vụ
Công việc Giao dịch viên đòi hỏi phải thành thục những chuyên môn nghiệp vụ như sau:
● Thực hiện các lệnh chuyển tiền và rút tiền trong tài khoản.
● Đăng ký mở và phát hành các loại thẻ ngân hàng như thẻ ATM, thẻ tín dụng Visa, MasterCard,…
● Cấp lại mật khẩu, tạo tài khoản Internet Banking, khóa thẻ bị mất,…
● Xử lý các giao dịch thu mua và chuyển đổi ngoại tệ.
● Tư vấn và cung cấp các sản phẩm tài chính theo nhu cầu của khách hàng tại quầy nhanh chóng và kịp thời.
● Quản lý lưu lượng tiền mặt thu chi tại quầy và thực hiện báo cáo, đối soát giao dịch trong ngày đúng với số tiền mặt thu chi tại chi nhánh, trụ sở ngân hàng.
2.4 Chăm sóc khách hàng, duy trì và phát triển mối quan hệ
Giao dịch viên chính là cầu nối quan trọng giữa khách hàng và ngân hàng. Chính vì thế, họ cần thành thạo nghiệp vụ chăm sóc và phát triển mối quan hệ với khách hàng.
Trong đó, việc truyền tải đúng các tiêu chuẩn của dịch vụ với thái độ tận tâm là yêu cầu không thể thiếu dành cho Giao dịch viên. Nhờ vậy, họ có thể phát triển mối quan hệ bền vững với khách hàng và cung cấp được nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn.
3. Cơ hội và thách thức khi ứng tuyển việc làm Giao dịch viên
3.1 Cơ hội của công việc Giao dịch viên
● Cơ hội phát triển mối quan hệ rộng rãi
Để mọi thứ trong cuộc sống được “thuận buồm xuôi gió” thì ông bà ta có câu “Nhất tiền tệ, nhì quan hệ”. Công việc của Giao dịch viên sẽ mang đến cho bạn nhiều ưu thế để phát triển mối quan hệ rộng rãi vì bạn phải tiếp xúc với nhiều khách hàng mỗi ngày.
Nhờ đó, bạn có thể thuận lợi phát triển trong nhiều mặt của cuộc sống hơn khi có được sự tin cậy và hỗ trợ của các mối quan hệ này. Ngoài ra, công việc này còn giúp bạn phát triển các kỹ năng về giao tiếp, thuyết phục và nắm bắt tâm lý khách hàng,… Đây là những kỹ năng vô cùng cần thiết để có thể thành công hơn trong cuộc sống.
● Môi trường làm việc trẻ trung, năng động và chuyên nghiệp
Ngân hàng là môi trường có tính minh bạch cao và đòi hỏi nhiều quy trình chuyên nghiệp để mang đến những sản phẩm tài chính chuẩn xác nhất cho khách hàng. Do đó, khi ứng tuyển vào vị trí Giao dịch viên, bạn sẽ được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp với những trang thiết bị và công nghệ hiện đại nhất.
Ngoài ra, những người làm việc ở vị trí này đa phần đều là các bạn trẻ, có ngoại hình khá. Chính vì vậy, tinh thần làm việc của bộ phận này luôn tràn ngập sự năng động, mới mẻ và sáng tạo.
Đội ngũ Giao dịch viên năng động và trẻ trung – Ảnh: Internet
● Chế độ lương, thưởng, đãi ngộ cực kỳ hấp dẫn
Có thể nói ngân hàng là nơi có cơ cấu vận hành cực kỳ ổn định so với các doanh nghiệp tư nhân. Chính vì vậy, chế độ lương, thưởng của ngân hàng cực kỳ cao khiến nhiều người mơ ước.
Hằng năm, ngân hàng thường có nhiều đợt thưởng theo quý, theo chỉ tiêu kinh doanh và thưởng lễ, Tết có thể gấp 3 đến 6 lần tháng lương cố định. Đây cũng chính là điều khiến nhiều bạn trẻ quan tâm đến các vị trí làm việc trong ngân hàng để có thể hưởng được nhiều phúc lợi hấp dẫn trên.
3.2 Khó khăn, thách thức của công việc Giao dịch viên
● Yêu cầu về tốc độ và sự chuẩn xác 100% trong giao dịch
Công việc của Giao dịch viên yêu cầu phải xử lý thủ tục liên quan đến tiền nên đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối. Do đó, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực khi phải thao tác nhanh chóng và chuẩn xác giao dịch cho số lượng khách hàng rất đông mỗi ngày, đặc biệt là vào các dịp lễ, Tết cuối năm.
● Áp lực chạy KPI chỉ tiêu kinh doanh
Bên cạnh phải đạt các chỉ tiêu về công việc, Giao dịch viên sẽ phải chạy thêm các chỉ tiêu về kinh doanh như huy động vốn, kêu gọi khách hàng vay,… Nếu không đạt chỉ tiêu kinh doanh mà phòng và chi nhánh đặt ra, bạn sẽ không được hưởng chế độ lương, thưởng theo đúng quy định. Do đó, áp lực này sẽ giúp bạn làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn để đạt được mục tiêu làm việc và hưởng lương, thưởng xứng đáng.
● Trách nhiệm và rủi ro công việc
Giao dịch viên là người trực tiếp xử lý các giao dịch về tiền cho khách hàng hằng ngày nên đôi khi không tránh khỏi các sai sót khi xử lý nhiều yêu cầu trong thời gian ngắn. Khi có sự nhầm lẫn trong giao dịch, phân biệt sai tiền thật, giả,… bạn sẽ phải chịu trách nhiệm cho các thiệt hại đã gây ra.
(Còn tiếp)
Lời khuyên cho những tâm hồn mộng mơ sáng tạo
Những giấc mơ bay bổng thường đẹp. Nhưng nếu không thỏa hiệp với các nhu cầu thực tế mà hết mình theo đuổi ước mơ, liệu có lúc nào bạn rơi vào ngõ cụt của sự nghiệp? CareerBuilder chia sẻ chút bí quyết để bạn nuôi ước mơ.