Ngày nay, hầu như phòng khách hay ban công nhà nào cũng sẽ có vài chậu cây cảnh. Điều này tạo cho ngôi nhà vẻ rực rỡ, xanh tươi, tràn đầy ấm áp, có tác dụng thanh lọc không khí, tăng cường sức khỏe, khiến con người cảm thấy thư giãn, thoải mái.
Hầu hết mọi người trồng hoa, cây cảnh đều trồng những gì họ thích. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cây cảnh sống lâu với mình, tô điểm thêm cho cuộc sống thì cũng cần phải học một số kỹ năng.
Hầu hết mọi người trồng hoa, cây cảnh đều trồng những gì họ thích.
Một số loại hoa và cây cảnh không có lợi cho sức khỏe, một số loại hoa và cây “kỳ dị” mà bạn không hiểu rõ thì tốt nhất không nên trồng.
Đồng thời, khi trồng cần phải chú ý không phạm phải 6 sai lầm dưới đây. Nếu bạn mắc lỗi này thì cây cảnh trong nhà bạn chắc chắn sẽ “đoản thọ”, chẳng mấy mà chỉ còn mỗi chậu.
1. Trồng cây cảnh trên… sàn nhà
Không gian trong nhà bị hạn chế. Nếu bạn trồng cây cảnh giống như “bày hàng xén” trên sàn nhà, đặt chậu trực tiếp xuống sàn thì nhà bạn sẽ rất lộn xộn, ô nhiễm mặt đất.
Cây cảnh chất đống cũng nhau cũng sẽ ảnh hưởng đến thông gió
Ngoài ra, cây đặt thấp lè tè dưới mặt đất cũng sẽ ảnh hưởng tầm nhìn, không đẹp mắt. Nếu khách đến thăm, nhìn nhà bạn sẽ thấy bừa bộn, lộn xộn.
Cây cảnh chất đống cũng nhau cũng sẽ ảnh hưởng đến thông gió, dễ sinh bệnh tật, côn trùng gây hại, và không có lợi cho sự phát triển của cây.
Bạn nên sử dụng một số kệ cây cảnh phù hợp với môi trường gia đình và đặt chúng trên kệ và dưới nên có đĩa hứng nước, đất bẩn rơi ra. Điều này sẽ làm cho hoa cỏ có vẻ nhiều lớp, đẹp mắt hơn, tạo thành “khu vườn” nhỏ sang trọng hơn.
Bạn nên sử dụng một số kệ cây cảnh phù hợp với môi trường gia đình
Sử dụng hợp lý chậu cây cảnh, kệ cây cảnh có thể làm đẹp hơn cho cây, đồng thời có thể giải phóng thêm không gian trồng cây, làm phong phú thêm các loại cây cảnh trong nhà bạn, nhất là khi nhà bạn có diện tích nhỏ.
2. Vội vã thay chậu cây cảnh khi mới mua cây về
Khi bạn mua hoa, cây cảnh ở chợ, nhiều cây được trồng trong một chậu nhựa đơn giản. Vì không thấy chậu đẹp mắt nên mọi người vội vàng thay chậu cây cảnh, điều này là hoàn toàn không nên.
Vì không thấy chậu đẹp mắt nên mọi người vội vàng thay chậu cây cảnh, điều này là hoàn toàn không nên.
Tốt nhất nên trồng những cây cảnh mới mua, bạn nên đặt chúng nguyên trong chậu cũ, để chúng thích nghi với môi trường mới bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tưới nước… trong nhà.
Chúng ta cũng nên cẩn thận quan sát sự phát triển của cây cảnh xem chúng có sống tốt không nếu cảm thấy cây không được tươi tỉnh thì cần điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng để chúng có thể tồn tại.
Nhiều người mua cây cảnh về nhà trồng, được một thời gian thì lá vàng héo. Nguyên nhân hầu hết là giai đoạn đầu cây cảnh chưa “thích ứng với môi trường trong nhà” mà bạn đã vội vàng xáo trộn chúng bằng cách thay chậu, bón phân, tưới nước… Lúc đó, cây cảnh chưa kịp thích nghi nên khó mà tồn tại lâu.
Sau một thời gian, khi cây cảnh quen với môi trường mới thì bạn hãy thay chậu, tưới nước, bón phân cho chúng theo đúng nhu cầu của từng loại cây cảnh.
3. Quanh năm không thay chậu cây cảnh
Cây cảnh trồng trong nhà phần lớn đều được trồng trong chậu. Đất trồng hoa trong chậu có thể sử dụng tối đa một năm rưỡi. Trong hầu hết các trường hợp, sau một năm sử dụng, chất dinh dưỡng và chất hữu cơ trong đất sẽ cạn kiệt.
Cây cảnh trồng trong nhà phần lớn đều được trồng trong chậu, sau một thời gian sử dụng nên thay chậu, thêm đất mới
Nếu bạn tiếp tục sử dụng chậu mà không thay chậu, thay đất cho cây cảnh thì cây sẽ không được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển.
Hơn nữa, đất chậu lâu ngày cũng sẽ bị kết dính và cứng lại, dễ bị kiềm hóa. Lúc này, bạn bón phân và tưới nước cũng sẽ không lan tỏa được khắp bộ rễ, gây bất lợi cho hệ thống rễ và sự phát triển của cây cảnh.
Nếu bạn không thay chậu, đổi đất cho cây cảnh 1-2 năm/lần thì cây cảnh càng trồng càng xấu xí.
4. Cây cảnh trong nhà có mùi hôi
Ngày nay, hầu hết mọi người đều trồng cây cảnh trên ban công kín hoặc trong nhà. Do hạn chế về thông gió và các điều kiện ánh sáng, nhiệt độ nên bạn không nên chọn các cây cảnh, loài hoa có mùi hôi khó chịu.
Cây cảnh trong nhà không nên lựa chọn cây có mùi hôi, có gai hoặc có độc
Những cây cảnh có nhiều gai hay có độc tính cao cũng không nên trồng trong nhà, dễ làm người trong nhà bị thương tích, ngộ độc, nhất là nhà có trẻ em, vật nuôi.
Không trồng hoa, cây cảnh không thơm tho, chúng sẽ làm ô nhiễm không khí trong nhà bạn. Người không biết sẽ cho rằng vệ sinh trong nhà không được dọn dẹp sạch sẽ. Những cây có mùi hôi phổ biến như hoa ngũ sắc, pháp sư, phong lữ thảo, cúc vạn thọ…
Các loại cây có độc như cây dơn, cây trạng nguyên, hoa nhài Pháp, trúc đào, các loại có gai như xương rồng, xương rồng bát tiên, hoa hồng gai…
5. Cây cảnh nhỏ trong chậu lớn
Mọi người thích sống trong những ngôi nhà lớn, nhưng hoa và cây cảnh thì khác. Đối với hoa và cây trồng trong chậu, tốt nhất bạn nên chuẩn bị chậu hoa theo kích thước của cây.
Chậu to hơn cây sẽ làm hại hầu hết các loại cây cảnh. C
Mọi người chọn chậu to là vì nghĩ chậu chứa nhiều đất, cây cành có dinh dưỡng, bộ rễ càng thoải mái phát triển sẽ tốt cho cây cảnh. Hoặc chậu to sẽ giúp họ vài năm không cần phải thay chậu.
Tuy nhiên, chậu to hơn cây sẽ làm hại hầu hết các loại cây cảnh. Chậu to, bạn tưới nhiều, chu kỳ khô ướt sẽ bị chậm lại, rễ cây sẽ bị ngâm trong nước lâu ngày sẽ bị úng, thối rễ.
Bạn nên chọn chậu có kích thước phù hợp với sự phát triển của hệ thống rễ, kích thước của cây và nhu cầu về nước của cây.
Kim ngân là cây cảnh điển hình chỉ thích chậu nhỏ
Về nguyên tắc, kích thước của chậu cây cảnh chỉ cần có thể bằng hoặc nhỏ hơn tán cây cảnh, như thế mới có lợi cho sự phát triển của cây.
Ví dụ, các loại cây như trường sinh, lan càng cua, sen đá, lưỡi hổ, kim ngân thì nên dùng chậu nhỏ, vì sợ các cây cảnh này sợ đọng nước.
6. Tưới nước vô tội vạ
Nhiều người gặp “vấn đề” trong việc trồng cây cảnh. Họ muốn tưới hoa khi họ không có việc gì để làm. Họ muốn tưới hoa khi họ có nước trong tay. Trồng cây cảnh kiểu này thì trồng cây nào chết cây đó là điều chắc chắn.
Nhiều người gặp “vấn đề” trong việc trồng cây cảnh.
Thói quen sinh trưởng của các loại cây cảnh là khác nhau, nhu cầu về nước cũng khác nhau. Một số cây cảnh cần nhiều nước hơn thì tần suất tưới có thể thường xuyên hơn. Một số loại hoa và cây chịu hạn, sợ ẩm thì chúng ta có thể tưới ít hơn.
Nhưng cho dù đó là là cây chịu nước hay chịu hạn thì cũng không thể tưới cây tùy tiện, hứng lên thì tưới, thích tưới lúc nào thì tưới.
Nếu bạn muốn tưới nước bừa bãi thì có thể trồng cây cảnh thủy canh.
Tần suất tưới nước nên được quyết định theo thói quen của cây cảnh, khả năng giữ nước của đất và môi trường nơi chúng đặt. Trong hầu hết các trường hợp, cây cảnh trong chậu “thích khô hơn là ướt” và khi tưới nên tưới đẫm, đừng tưới “nửa đời nửa đoạn”.
Muốn cây cảnh tốt bạn phải học cách trồng và chăm sóc
Chỉ cần bạn nắm đúng nguyên tắc tưới nước thì hầu hết cây cảnh bạn trồng sẽ phát triển tốt. Nếu bạn không dễ kiểm soát tần suất tưới nước cho cây cảnh trong nhà, bạn nên mua dụng cụ hỗ trợ trồng cây cảnh là máy dò đất, có thể phát hiện độ chua, độ kiềm và độ ẩm của đất.
Khi đó, lúc nào cây cần tưới nước, bón phân bạn sẽ được thông báo.